Tòa nhà Dinh Thượng Thơ không phải di tích được bảo tồn

Chánh văn phòng UBND TP.HCM thông tin trụ sở Sở Thông tin - Truyền thông (Dinh Thượng Thơ) hơn 130 năm tuổi không được bảo tồn vì tòa nhà này không có tên trong danh mục di tích.

Tại buổi họp báo định kỳ sáng 2/5, lãnh đạo TP.HCM thông tin về những tranh cãi, tiếc nuối khi TP.HCM quyết định đập bỏ tòa nhà hơn 130 năm tuổi ở địa chỉ 59-71 Lý Tự Trọng (quận 1), để xây dựng trụ sở UBND TP.HCM mới. Ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM, cho biết công trình trụ sở Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM (Dinh Thượng Thơ cũ) không nằm trong danh mục di tích của ngành Văn hóa - Thể thao nên thành phố quyết định không bảo tồn. Có rất nhiều người bày tỏ sự nuối tiếc với công trình kiến trúc cũ, song phải dựa vào từng hoàn cảnh chứ không phải lúc nào cũng đem tâm tình ra nuối tiếc.
[caption id="attachment_91914" align="aligncenter" width="660"] Ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM, cho biết công trình trụ sở Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM (Dinh Thượng Thơ cũ) không nằm trong danh mục di tích của ngành Văn hóa - Thể thao. Ảnh: Phước Tuần.[/caption]

Cũng theo ông Nhã, trên thế giới có nhiều cách gìn giữ các công trình cũ như giữ nguyên hiện trạng, giữ một số nét đặc biệt, hoặc giữ lại thông qua các mô hình… Trong đó, chỉ những công trình được công nhận là di tích mới được giữ nguyên hiện trạng để thế hệ sau có cảm nhận về văn hóa, kiến trúc xưa.

Thông tin thêm về vấn đề này, ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND TP.HCM, nói thời điểm quyết định xây mới trụ sở UBND TP.HCM (nhiệm kỳ trước), lãnh đạo UBND TP đã yêu cầu bảo tồn tòa nhà 59-61 Lý Tự Trọng vì đây là nhà cổ nhưng không ban ngành nào xác nhận đây là di tích. Đơn vị thiết kế đưa ra phương án sẽ dời tòa nhà vào chính giữa đường Lý Tự Trọng (giới hạn bởi đường Pasteur và Đồng Khởi) nhưng cách này rất tốn kém.

Ông Hoan nhấn mạnh: "Tòa nhà này không nằm trong danh mục bảo tồn. Thành phố xin chia sẻ ý kiến của các chuyên gia và cũng đã nghiên cứu rất nhiều, song chúng ta có nhiều cách bảo tồn để gợi lại cho người đời sau hiểu về Sài Gòn kiến trúc xưa".

Đề cập đến tranh cãi việc xây dựng trung tâm hành chính ở trung tâm sẽ không phù hợp, ông Hoan nhấn mạnh đây là công trình trụ sở UBND TP.HCM chứ không phải trung tâm hành chính của TP.

[caption id="attachment_91915" align="aligncenter" width="660"] Trụ sở UBND TP.HCM mới đang được triển lãm, lấy ý kiến của các chuyên gia, người dân. Ảnh: UBND TP.HCM.[/caption]

Trụ sở UBND TP.HCM mới chỉ là trung tâm điều hành, kết nối, chỉ đạo các cơ quan sở ngành hoạt động thông suốt. Sau khi nghiên cứu, thành phố thấy rằng để có trung tâm hành chính hoạt động tốt, phục vụ người dân tốt, không phụ thuộc vào yếu tố cơ sở vật chất, quan trọng là dù các sở ngành ở đâu cũng có thể kết nối được với nhau.

"Để làm được điều đó, phải đẩy mạnh công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính. Điều này cũng phù hợp với xu thế xây dựng thành phố thông minh mà TP.HCM đang hướng tới. Tuy nhiên, như vậy vẫn phải có một trung tâm đầu não, được trang bị hiện đại. Đây sẽ là nơi ra các quyết sách, chính sách quan trọng của thành phố", ông Hoan nói.

Theo Phước Tuần Zing

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video