Thủy Điện Bắc Hà (BHA) báo lãi quý IV/2017 hơn 38 tỷ đồng, gấp 110 lần cùng kỳ

Tính chung cả năm 2017, BHA ghi nhận 65,7 tỷ lợi nhuận sau thuế, gấp 6,1 lần năm 2016.

Công ty Cổ phần Thủy điện Bắc Hà (UPCoM: BHA) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2017 với doanh thu và lợi nhuận đều có sự tăng trưởng mạnh.

Cụ thể, doanh thu trong kỳ đã tăng gần gấp đôi lên 115 tỷ đồng. Từ đó, công ty báo lãi sau thuế đến 38,2 tỷ đồng, tương đương 110 lần số lãi cùng kỳ năm trước.

Tính lũy kế cả năm 2017, doanh thu của BHA tăng 22% lên hơn 360 tỷ đồng. Lãi vay vẫn chiếm phần lớn trong tổng chi phí của công ty với 138,3 tỷ đồng, bằng 38,4% tổng doanh thu. Do vậy, công ty ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế cả năm là 65,7 tỷ đồng, cao gấp 6,1 lần năm 2016.

So với kế hoạch đặt ra cho năm 2017, BHA đã vượt kế hoạch doanh thu (302,5 tỷ) đến 19% và lợi nhuận sau thuế cũng vượt kế hoạch năm (13,89 tỷ) là 373%.

Tính đến cuối 2017, BHA có tổng tài sản 2.144 tỷ đồng, chủ yếu là tài sản cố định hữu hình với 2.070 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 619,7 tỷ, công ty vẫn còn lỗ lũy kế 30,3 tỷ đồng. Khoản nợ phải trả của BHA vẫn còn lớn với 1.525 tỷ đồng, chủ yếu là vay dài hạn với 1.222 tỷ đồng.

Trong 1 năm qua, cơ cấu cổ đông của BHA đã có sự biến động khi NH TMCP Phát triển TPHCM rút lui và Công ty chứng khoán liên minh Việt Nam góp thêm 3 tỷ đồng. Hiện cổ đông lớn nhất của công ty là Tổng công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng (44,09%).

Cổ phiếu BHA lên sàn UPCoM vào ngày 2/8/2017 với giá 10.000 đồng/cp, đến nay 65 triệu cp BHA đăng ký giao dịch đã có giá 15.000 đồng/cp, tương ứng với mức vốn hóa thị trường 975 tỷ đồng.

Theo Huy Lê - NDH

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video