Thuế, phí chiếm hơn 50% giá bán khiến giá xăng, dầu khó giảm sốc

Giá xăng, dầu hiện đang “cõng” 4 loại thuế như tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng, chiếm 50,2% giá bán lẻ.

Thuế, phí chiếm hơn 50% giá bán khiến giá xăng, dầu khó giảm sốc

Ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhu cầu xăng dầu sụt giảm mạnh khiến giá xăng , dầu trên thị trường thế giới cũng lao dốc về mức thấp.

Tại thị trường Singapore, thị trường nhập khẩu chính của xăng dầu Việt Nam cũng giảm đáng kể. Cụ thể, tại kỳ điều hành ngày 13/4, giá bình quân các sản phẩm xăng dầu ở mức trên 20 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92, 21,267 USD/thùng xăng RON95 (giảm 4,401 USD/thùng so với kỳ trước); 33,894 USD/thùng dầu diesel 0.05S (giảm 4,354 USD/thùng so với kỳ trước); 25,706 USD/thùng dầu hỏa (giảm 4,865 USD/thùng so với kỳ trước); 174,049 USD/tấn dầu mazut 180CST 3.5S (giảm 0,508 USD/tấn so với kỳ trước).

Theo đó, kỳ điều hành 13/4, giá xăng dầu đã giảm lần thứ 7 liên tiếp. Xăng RON 95 hiện có giá 11.930 đồng/lít, xăng E5 có giá 11.340 đồng/lít. Từ đó đến nay, giá xăng dầu trên thị trường thế giới cũng tiếp tục giảm.

Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, trong 1 số phiên gần đây giá xăng RON92 tại thị trường Singapore chủ yếu giao dịch dưới ngưỡng 20 USD/thùng.

Tuy nhiên, dù giá dầu thô, giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới giảm mạnh nữa, giá xăng dầu ở Việt Nam khó giảm mạnh hơn nữa bởi nhiều loại thuế, phí.

Giá xăng RON92 để pha chế E5 về đến Việt Nam khoảng hơn 3.300 đồng/lít nhưng giá bán ra của E5 vẫn ở mức hơn 11.000 đồng/lít. Chỉ tính riêng 4 loại thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng, thì tổng thuế trên mỗi lít xăng E5 là 5.700 đồng/lít, chiếm 50,2% giá bán. 

Tương tự, xăng RON 95 về đến Việt Nam cũng chỉ khoảng dưới 4.000 đồng/lít. Khi bán ra thị trường, hiện có mức giá là 11.930 đồng/lít. Các loại thuế như Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng trên mỗi lít xăng RON 95 là khoảng 6.200 đồng/lít, chiếm trên 50% giá bán.

Bộ Công Thương đánh giá, tỷ trọng thuế, phí trong giá xăng dầu hiện ở mức cao (khoảng 55-60% đối với mặt hàng xăng, 35-40% đối với mặt hàng dầu). Trong đó, thuế bảo vệ môi trường chiếm khoảng 32% đối với mặt hàng xăng và từ 11-20% đối với mặt hàng dầu.

Đặc biệt Bộ Công Thương đề nghị xem xét điều chỉnh giảm thêm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng sinh học E5RON92 cho phù hợp với thực tế để tạo mức chênh lệch giá và khuyến khích sử dụng xăng sinh học.

Bộ Công Thương cho rằng cần cân nhắc đưa ra mức thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng E5RON92 dựa theo mức độ phát thải (75-80%) mức thuế đối với xăng khoáng.

Tại dự thảo nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến cũng đưa ra biện pháp giảm thuế bảo vệ môi trường.

Theo đó, dự thảo Nghị quyết giao Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ cho ý kiến để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội trong tháng 4/2020 việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân; miễn, giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu đầu vào của các ngành vận tải, đặc biệt nghiên cứu giảm thêm đối với mặt hàng xăng sinh học E5RON92 để khuyến khích sử dụng xăng sinh học.

Theo Cẩm Thạch (BizLive)

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video