Thủ tướng yêu cầu loại bỏ chi phí bất hợp lý của trạm BOT

Thủ tướng cho rằng cần làm tốt công tác truyền thông để người dân thấu hiểu và ủng hộ chủ trương xã hội hóa trong giao thông.

[caption id="attachment_91230" align="aligncenter" width="660"] Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành chiều 23/4. Ảnh: VGP[/caption]

Chiều 23/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với một số bộ, ngành, địa phương về các dự án BOT giao thông đường bộ.

Đánh giá các dự án BOT có nhiều ưu điểm, nhưng cũng có yếu kém như thời gian thu, mức thu, miễn giảm cho người dân khu vực trạm BOT..., Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tập trung khắc phục tồn tại, chú ý loại bỏ chi phí bất hợp lý của trạm BOT.

Người đứng đầu Chính phủ cũng nhắc nhở các bộ, ngành thực hiện nghiêm công điện số 82 của Thủ tướng về bảo đảm an ninh trật tự tại các trạm BOT. Những người có hành vi kích động, gây rối, cố tình phá hoại, gây mất trật tự xã hội, gây ùn tắc giao thông phải bị xử lý nghiêm.

"Cần làm tốt công tác truyền thông để người dân thấu hiểu và ủng hộ việc thực hiện chủ trương xã hội hóa này", Thủ tướng nhắn nhủ.

Mức phí tự động không dừng phải hợp lý

Tại cuộc họp, Thủ tướng nhất trí với lộ trình chuyển sang thu phí tự động không dừng như báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải và khuyến khích các trạm BOT nhanh chóng chuyển sang loại hình này.

"Bộ Giao thông cần sớm công bố lộ trình cho người dân, doanh nghiệp biết, giám sát", Thủ tướng chỉ đạo.

Về mức thu tại các trạm không dừng, người đứng đầu Chính phủ giao Bộ Giao thông làm việc với Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng để công bố mức phí hợp lý, phù hợp với tình hình hiện nay. Bộ Giao thông cũng có nhiệm vụ theo dõi, xử lý kịp thời các tình huống và báo cáo Thủ tướng.

Vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã rà soát và quyết toán một phần hoặc toàn bộ chi phí hàng loạt dự án BOT, BT, với giá trị quyết toán giảm so với tổng mức đầu tư được duyệt khoảng 20%.

Trong 9 tháng năm 2017, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm thời gian thu phí 62 năm 8 tháng tại 22 dự án giao thông, tương ứng giảm doanh thu hơn 22.000 tỷ đồng.

Đánh giá cao con số này, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần minh bạch trong triển khai dự án BOT. Xã hội hóa nguồn lực trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải, nhất là trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Vừa qua, các dự án BOT đã được kiểm tra, kiểm toán để loại bỏ những chi phí bất hợp lý trong quá trình xây dựng.

Theo Vnexpress

Tags:

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video