Thủ tướng kỷ luật nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Trần Ngọc Căng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi.

Thủ tướng kỷ luật nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng

Ông Trần Ngọc Căng.

Theo Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trần Ngọc Căng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, do có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về Đảng.

Trước đó, tại kỳ họp 44, qua xem xét, giải quyết tố cáo đối với ông Trần Ngọc Căng, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy ông Trần Ngọc Căng đã có nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, dự án đầu tư và công tác cán bộ, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét kỷ luật.

Tại kỳ họp 45, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Trần Ngọc Căng.

Sau khi bị kỷ luật Cảnh cáo, cùng với ông Lê Viết Chữ, Bí thư Tỉnh ủy, ông Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã gửi đơn đến các cơ quan có thẩm quyền xin thôi chức.

Chiều 21/7, tại Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XII đã biểu quyết thông qua tờ trình miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Trần Ngọc Căng để nghỉ hưu theo chế độ.

Từ ngày 1/7, ông Trần Ngọc Căng đã có quyết định nghỉ hưu, thôi giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi.

Ông Trần Ngọc Căng, 60 tuổi, quê ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, từng giữ chức vụ Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Theo Hoàng Đan (Pháp luật và bạn đọc)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video