Thủ tướng đồng ý nới room chứng khoán

Từ 1/9, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại ở một số doanh nghiệp có thể lên tới 100%, nếu ngành nghề kinh doanh không thuộc các lĩnh vực bị giới hạn và điều lệ công ty cho phép.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 60/2015 nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung. Một trong những nội dung quan trọng và được chờ đợi của văn bản này là việc nới room (tỷ lệ sở hữu) cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam.

Cụ thể, cơ quan quản lý lần đầu tiên đưa ra quy định không hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại đối với công ty đại chúng Việt Nam, nếu doanh nghiệp này không hoạt động trong các ngành nghề có quy định về sở hữu hoặc điều lệ công ty có quy định khác.

[caption id="attachment_4006" align="aligncenter" width="800"]Quy định mới về room ngoại sẽ có hiệu lực trong vòng 2 tháng tới. Ảnh: VIR Quy định mới về room ngoại sẽ có hiệu lực trong vòng 2 tháng tới. Ảnh: VIR[/caption]

Các trường hợp bị ràng buộc, theo Nghị định, là công ty kinh doanh trong các lĩnh vực có giới hạn về tỷ lệ sở hữu theo các điều ước quốc tế hoặc pháp luật về đầu tư, luật chuyên ngành. Đối với những ngành có điều kiện với nhà đầu tư nước ngoài, nhưng không quy định về sở hữu thì giới hạn là 49%.

Trường hợp công ty đại chúng hoạt động đa ngành, có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, room ngoại sẽ không được vượt quá mức thấp nhất trong các ngành, trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác. Các tỷ lệ này cũng áp dụng với doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá, nếu các quy định về cổ phần hoá không nêu rõ tỷ lệ sở hữu nước ngoài.

Trước khi văn bản nêu trên được công bố cuối ngày 26/6, thông tin về việc nới room cũng đã được Bộ trưởng Tài chính - Đinh Tiến Dũng tiết lộ tại buổi sơ kết 6 tháng đầu năm của ngành. Hy vọng thời gian tới, nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng cường các hoạt động tại thị trường Việt Nam", người đứng đầu Bộ Tài chính bày tỏ.

Chia sẻ kỳ vọng này, song khi trao đổi với VnExpress chiều 26/6, lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng khuyến nghị thị trường nên bình tĩnh trước thông tin nêu trên. "Việc room của các công ty được mở còn phải căn cứ vào điều lệ hiện quy định ra sao", lãnh đạo này lưu ý. Trước đó, theo dự thảo gần nhất của Nghị định, tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết Việt Nam mới chỉ được nới từ 49% lên 60%.

Trong khi đó, thị trường cũng đã chờ đợi sự xuất hiện của Nghị định này từ nhiều năm qua, bởi đây sẽ là cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho nhà đầu tư ngoại tham gia tích cực hơn vào thị trường chứng khoán. Theo quy định hiện nay, tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán là 49% tổng số cổ phần lưu hành của công ty đại chúng. 

Hiện có hàng chục mã cổ phiếu trên cả hai sàn chứng khoán tập trung HOSE, HNX đã "cạn" room cho nhà đầu tư nước ngoài. Phần lớn trong đó là cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn. 

Theo VNExpress

Nghị định 60 cũng quy định việc khối ngoại có thể đầu tư không hạn chế vào trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp... Trường hợp phát hành trái phiếu chuyển đổi, tổ chức phát hành phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu nước ngoài khi đến hạn chuyển đổi thành cổ phiếu phải tuân thủ quy định về room.

Bên cạnh đó, khối ngoại cũng không bị hạn chế khi bỏ vốn vào chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán, cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán, cổ phiếu không có quyền biểu quyết của công ty đại chúng, chứng khoán phái sinh, chứng chỉ lưu ký...

Tags:

Dòng tiền chảy mạnh vào chứng khoán

Sau phiên vượt đỉnh 1.500 điểm đầy hưng phấn, thị trường chứng khoán lại chưa cho thấy sự bứt phá dù thanh khoản vẫn dồi dào.

Chứng khoán những tháng cuối năm 2025: Cơ hội trong chu kỳ tăng trưởng mới

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu và trong nước đang trải qua những biến động đáng kể, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang cho thấy những tín hiệu tích cực, đánh dấu một giai đoạn mới đầy tiềm năng. Theo ông Nguyễn Minh Hoàng, Giám đốc Phân tích của Công ty Chứng khoán Nhất Việt (VFS), TTCK Việt Nam đang bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới, với sự chuyển đổi rõ rệt từ giai đoạn tích lũy sang giai đoạn đẩy giá mạnh mẽ.

Thị trường chứng khoán đang định hình chu kỳ tăng giá mới?

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nửa đầu năm 2025 đầy biến động do tác động từ bất ổn vĩ mô thế giới, đặc biệt là chính sách thuế đối ứng của Mỹ và xung đột địa chính trị. Tuy nhiên, thị trường đã hồi phục tích cực và vượt vùng 1.340 điểm khi các cải cách về thể chế để hỗ trợ nội lực nền kinh tế dần được thông qua.

Quỹ mở lên ngôi giữa chu kỳ phục hồi thị trường

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang chứng kiến chu kỳ hồi phục mạnh mẽ hiếm có trong vòng ba năm trở lại đây, khi VN-Index vượt lên mốc 1.457 điểm, áp sát vùng đỉnh thời kỳ Covid-19. Sức bật của thị trường đã giúp các quỹ mở ghi nhận hiệu suất vượt trội chỉ trong vòng 3 tháng qua.

Video