Thủ tục nhập khẩu và tiếp cận đất đai là vấn đề doanh nghiệp tư nhân “phàn nàn” nhất

Ngày 4/12/2017, Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp đầu tiên kể từ khi Ban ra mắt. Những đánh giá khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân bước đầu cho thấy một bức tranh đa chiều cả tốt, xấu về những rào cản và gỡ vướng rào cản trong hỗ trợ doanh nghiệp.

[caption id="attachment_76589" align="aligncenter" width="600"] Toàn cảnh Hội nghị[/caption]

Theo đánh giá của ông Trương Gia Bình - Trưởng ban Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân, thời gian qua, để nắm bắt thông tin nhằm đưa ra những khuyến nghị, giải pháp về cải cách thủ tục hành chính tối ưu cho cộng đồng doanh nghiệp tư nhân phát triển, Ban Nghiên cứu đã thực thi một cuộc khảo sát với 2 câu hỏi cơ bản: 1. Rào cản cụ thể nào cản trở hoạt động doanh nghiệp; 2. Đánh giá của doanh nghiệp đối với nỗ lực gỡ vướng các rào cản đó của các cơ quan Chính phủ?

Kết quả trả lời khảo sát có khoảng 100 doanh nghiệp tham gia, trong đó khối doanh nghiệp công nghệ thông tin trả lời 15%, khối Nông nghiệp 10%, khối du lịch 7%, Tài chính 3%, các khối khác 58%.

Kết quả cụ thể: Doanh nghiệp quan tâm tới 73% là yếu tố thủ tục hành chính rườm rà; 6% đánh giá thái độ khối công quyền khi ứng xử với doanh nghiệp, yếu tố chồng chéo quản lý chiếm 46% quan tâm, các vấn đề khác cũng được doanh nghiệp quan tâm nhưng ở mức thấp hơn.

Ông Trương Gia Bình cũng cho biết các doanh nghiệp có đề xuất chi tiết: Vướng cụ thể vấn đề gì, trong đó có tới 73% doanh nghiệp nêu liên quan 4 vấn đề: 1, Nhập khẩu với quá nhiều thủ tục, 2 giao đất, 3, Yếu tố cấp thẻ APEC, 4 là các thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Chi tiết hơn, các quan ngại của doanh nghiệp thể hiện: 64% liên quan đến khó khăn thủ tục tiếp cận thông tin thông qua khối cơ quan nhà nước, thứ 2 là hình sự hóa kinh tế, thứ 3 là cách làm việc quan liêu hành chính và cuối cùng các cán bộ có biểu hiện gây khó khăn lợi ích cục bộ, nhũng nhiễu.

Đánh giá những yếu tố tích cực trong nỗ lực gỡ vướng rào cản cho doanh nghiệp của Chính phủ và nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, báo cáo khảo sát cho biết được đánh giá cao nhất là yếu tố hội nhập quốc tế. “Nhìn chung, doanh nghiệp không phàn nàn về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ thời gian qua. Doanh nghiệp cũng ghi nhận những nỗ lực về cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, phần tiếp cận đất đai vẫn là yếu tố chiểm tỷ lệ phàn nàn cao (28%). Các vấn đề tiếp theo là cổ phần hóa, xử lý nợ xấu và thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp cũng đang có những “thang” đánh giá khác nhau, không hoàn toàn tích cực. Như vậy đây là bức tranh nhiều chiều có tốt và không tốt, phản ánh nỗ lực cải cách vượt qua khó khăn của cả nền kinh tế giai đoạn qua”, ông Bình nói.

Theo đánh giá của Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, nhìn chung, các doanh nghiệp đã tích cực tham gia và đánh giá cao trọng tâm cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng, trong đó việc hội nhập quốc tế là một điều kiện nền tảng đã thực hiện khá hiệu quả. Tuy nhiên, vấn đề chồng chéo, rào cản chia sẻ thông tin, tiếp cận thông tin qua cán bộ… vẫn còn là rào cản lớn. “Vừa qua tổ công tác của Thủ tướng làm việc với các cơ quan liên bộ và nhận thấy riêng trong lĩnh vực nhập khẩu các doanh nghiệp 1 năm chi tiêu tốn thêm nhiều 15 ngàn tỷ đồng chi phí kiểm tra chuyên ngành. Điều này cho thấy những rào cản cần tháo gỡ vẫn còn nhiều”. - ông Dũng nói.

Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng dẫn xếp hạng cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam lên tới 16 bậc, đứng thứ 68 theo đánh giá của Báo cáo Môi trường Kinh doanh của World Bank 2017 như một dẫn chứng cho thấy những cải cách hành chính của Việt Nam đã và đang đạt được nhiều tiến bộ đáng kể.

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video