Thu ngân sách tăng trở lại

Bộ Tài chính cho biết, thu ngân sách nhà nước tháng 10 vừa qua đạt hơn 133 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh so với tháng 9 (chỉ thu hơn 72 nghìn tỷ đồng). Nhờ đó, luỹ kế thu ngân sách 10 tháng qua đạt 91% dự toán cả năm (tương ứng hơn 1,22 triệu tỷ đồng).

Thu ngân sách tăng trở lại

Trong 3 nhóm thu chính vào ngân sách, thu từ dầu thô và thuế xuất nhập khẩu tới nay đã vượt dự toán cả năm. Riêng thu nội địa mới bằng 88% dự toán, do ảnh hưởng dịch COVID-19 khiến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước bị gián đoạn và các chính sách giảm thuế, phí để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.

Thông tin thêm tại cuộc họp công tác tháng 11 của Bộ Tài chính vừa diễn ra, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn cho biết, tổng thu ngân sách ngành thuế quản lý trong tháng vừa qua đạt 121.482 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với tháng 9. Lý giải về số thu tăng mạnh trong tháng 10, theo ông Tuấn, dịch COVID-19 dần được kiểm soát trên toàn quốc nên hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng, đi lại bắt đầu phục hồi, đặc biệt các địa phương trọng điểm về kinh tế như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội… (những địa phương này chiếm phần lớn số thu ngân sách). Bên cạnh đó, ngân sách đã thu hồi khoảng 20.000 tỷ đồng từ số thuế, tiền thuê đất hết thời gian gia hạn; số thu phát sinh tăng cao (riêng thu thuế từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, lệ phí trước bạ trong tháng 10 tăng hơn gấp đôi so với 2 tháng trước đó)…

Số thu thuế năm nay cũng hưởng lợi một phần từ dư địa từ kinh tế phục hồi những tháng cuối năm 2020 (nhưng nộp ngân sách trong đầu năm 2021). Trong đó, một số ngành tăng trưởng nóng giúp số tiền nộp ngân sách tăng mạnh, như: Ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, sản xuất lắp ráp ô tô... Cũng theo ông Tuấn, ngành thuế cũng tăng cường các hoạt động chống thất thu, như qua hoạt động thanh kiểm tra thuế đã kiến nghị xử lý hơn 36.900 tỷ đồng; thu hồi nợ đọng trên 23.100 tỷ đồng; tăng thu từ hoạt động thương mại điện tử, nội dung số, sản xuất phần mềm…

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh, ngành tài chính đã chủ động tham mưu, đề xuất Chính phủ nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, như miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất… Trong 2 tháng cuối năm, ông Phớc khẳng định, ngành tài chính phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Theo LÊ HỮU VIỆT (Tiền phong)

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video