Thời hạn kiểm tra phẩm chất hàng hóa: Hạn chế rủi ro bằng CISG

Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) là công cụ pháp lý hữu hiệu, công bằng và an toàn cho các DN Việt Nam khi tham gia ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Chính vì vậy, các DN Việt Nam cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các quy định của CISG để khai thác hiệu quả và hạn chế các rủi ro từ CISG trong đó đặc biệt quan trọng là thời gian kiểm tra phẩm chất của hàng hóa.

[caption id="attachment_34852" align="aligncenter" width="588"]Ngày 18/12/2015, Việt Nam đã chính thức tham gia Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (“CISG”). CISG có hiệu lực và ràng buộc tại Việt Nam từ ngày 01/01/2017. Ngày 18/12/2015, Việt Nam đã chính thức tham gia Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (“CISG”). CISG có hiệu lực và ràng buộc tại Việt Nam từ ngày 01/01/2017.[/caption]

Theo Điều 38 khoản 1 CISG, người mua phải tiến hành kiểm tra hàng hóa hoặc đảm bảo đã có sự kiểm tra hàng hóa trong một thời hạn ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép tùy vào từng tình huống cụ thể (quy định tương tự tại Điều 44 khoản 2 Luật Thương mại năm 2005).

Thời hạn ngắn nhất mà hoàn cảnh cho phép

Thực tiễn án lệ CISG đã cho thấy tiêu chí “thời hạn ngắn nhất” được xác định tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể, gồm các tiêu chí:

Thứ nhất, các yếu tố liên quan đến hàng hóa: loại hàng hóa, tính chất của hàng hóa, khối lượng hàng được giao, mức độ phức tạp của việc kiểm tra hàng hóa, khối lượng công việc cần thực hiện để kiểm tra hàng hóa, các dấu hiệu rõ ràng về sự không phù hợp… Thứ hai,các yếu tố liên quan đến người mua: tính chuyên nghiệp/kinh nghiệm của người mua; sự sẵn có của cơ sở vật chất cho kiểm tra; thời hạn, hình thức sử dụng hay hình thức bán lại mà người mua mong muốn thực hiện. Thứ ba, các yếu tố khác như thói quen, tập quán, thực tiễn trong ngành.

Thực tiễn án lệ áp dụng điều 38 khoản 1 đã ghi nhận một số thời hạn sau đây là đáp ứng yêu cầu về thời hạn mà quy định này đặt ra như: hai ngày/ một tuần/ một tháng sau ngày giao hàng; hai tuần sau ngày giao hàng đầu tiên được thỏa thuận trong hợp đồng; một vài ngày sau khi giao hàng tại cảng đến; ba ngày sau khi hàng được giao cho người mua; thậm chí là ngay vào ngày giao hàng cho người mua. Hàng hóa dễ hỏng cần phải được kiểm tra ngay sau khi nhận hàng. Đối với hàng hóa khác, quan điểm chung của nhiều tòa án/trọng tài là việc kiểm tra trong vòng từ 2 tuần kể từ ngày nhận hàng được coi là thời hạn hợp lý, nhưng không quá 1 tháng.

Một số tòa án (như tòa án Đức) có quan điểm khắt khe hơn và trong nhiều tranh chấp đã ấn định thời hạn hợp lý là 1 tuần cho việc kiểm tra hàng hóa. Đơn cử, trong một tranh chấp giữa người mua Đức và người bán Ý, tòa án Landgericht Stuttgart- Đức đã cho rằng khiếu nại của người mua là không hợp lệ do vi phạm thời hạn kiểm tra phẩm chất. Hàng giao ngày 25/5, tuy nhiên phải 16 ngày sau đó (ngày 10/6) người mua mới kiểm tra và tuyên bố hàng giao kém phẩm chất. Đây là các khiếm khuyết rõ ràng và có thể được phát hiện ngay trong lúc nhận hàng. Trong trường hợp này, việc kiểm tra 16 ngày sau khi giao hàng, được coi là không kịp thời và đã quá muộn, thời hạn hợp lý là 1 tuần (5 ngày làm việc).

Lưu ý đối với nhà nhập khẩu Việt Nam

Theo điều 38 khoản 1 quy định người mua “có nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa” hoặc “đảm bảo đã có sự kiểm tra hàng hóa”, nên việc kiểm tra hàng hóa này có thể được tiến hành bởi chính người mua hoặc người khác. Tòa án quận Ascheffenburg (Đức) trong phán quyết ngày 20/04/2006 đối với tranh chấp giữa người mua Đức và người bán Bỉ về hợp đồng mua bán bông đã giải thích: “Việc kiểm tra hàng hóa theo quy định của Điều 38 CISG có thể được thực hiện bởi chính người mua, nhân viên của người mua hoặc những người khác. Người bán và người mua có thể cùng nhau kiểm tra hàng hóa hoặc thỏa thuận giao việc kiểm tra hàng hóa cho một tổ chức giám định chuyên nghiệp”. Ngoài ra, việc kiểm tra hàng hóa cũng có thể được tiến hành bởi khách hàng của người mua, nhà thầu phụ, một chuyên gia do người mua chỉ định hoặc cơ quan giám định nhà nước. Trong trường hợp này, người mua phải chịu trách nhiệm về việc kiểm tra hàng hóa đó.

Tuy nhiên, vì điều 38 khoản 1 không nói rõ về thể thức kiểm tra hàng hóa, nên thể thức kiểm tra hàng hóa sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên, thói quen được thiết lập hoặc tập quán thương mại. Nội dung kiểm tra có thể căn cứ vào loại hàng hóa, việc đóng gói, khả năng của người mua và thường “phải bao trùm tất cả các khía cạnh về tính phù hợp của hàng hóa và phải chỉ ra tất cả khiếm khuyết của hàng hóa mà một người mua được cho là có thể phát hiện ra được”.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Hằng Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Trưởng Khoa Luật, Đại học Ngoại thương Theo DĐDN

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video