Thị phần tín dụng của VietinBank, BIDV, Vietcombank mất 2,74% trong 2 năm qua, rơi phần lớn vào tay Techcombank, MB, VPBank và ACB

Mức trần tăng trưởng tín dụng hạn chế do nền tảng vốn mỏng là nguyên nhân khiến thị phần của 3 "ông lớn" sụt giảm trong 2 năm qua. Trong khi đó, bốn ngân hàng tư nhân lớn là Techcombank, VPBank, MB và ACB đang tăng trưởng rất mạnh và giành được 1,58% thị phần.

Thị phần tín dụng của VietinBank, BIDV, Vietcombank mất 2,74% trong 2 năm qua, rơi phần lớn vào tay Techcombank, MB, VPBank và ACB

Trong báo cáo phân tích ngân hàng VietinBank mới đây, chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dẫn số liệu thống kê cho biết, các ngân hàng quốc doanh niêm yết (BIDV, VietinBank, Vietcombank) hiện chiếm khoảng 34% thị phần tín dụng. Tuy nhiên, những ngân hàng này lại ghi nhận kết quả tương đối kém trong những năm gần đây. Trường hợp đáng chú ý nhất là VietinBank (CTG), thị phần tín dụng của ngân hàng đã giảm 1,96% trong hai năm tính đến cuối quý 3/2020. Trong cùng thời gian, thị phần BIDV giảm 0,70% điểm cơ bản. Thị phần của Vietcombank không thay đổi nhiều (giảm 8 điểm %).

Trong 2,74% thị phần tín dụng mà các ngân hàng này đã mất, bốn ngân hàng tư nhân lớn nhất về giá trị vốn hóa thị trường là TCB, VPB, MBB và ACB, giành được 1,58%. Mức trần tăng trưởng tín dụng hạn chế do nền tảng vốn mỏng là nguyên nhân khiến tăng trưởng thấp hơn bình quân ngành.

Trong giai đoạn 2017-2019, VietinBank mở rộng danh mục tín dụng với tốc độ kép là 9,8%, trong khi tăng trưởng trung bình của ngành là 12,2%. Tính đến cuối quý 3/2020, thị phần của các ngân hàng quốc doanh niêm yết giảm 0,81% trong khi bốn ngân hàng tư nhân lớn nhất chứng kiến mức tăng 0,74% so với đầu năm.

Sự chững lại của một trong những bên cho vay lớn nhất trên thị trường gây áp lực lên cơ sở tiền gửi khách hàng do dư thừa thanh khoản. Tăng trưởng kép của huy động khách hàng của Vietinbank thấp hơn 0,9% so với của dư nợ tín dụng trong giai đoạn 2017-2019. Trong 9 tháng đầu năm 2020, tăng trưởng huy động đạt 5,2%, vượt mức tăng trưởng tín dụng. Mức tăng trưởng yếu của số dư tiền gửi so với ngành dẫn đến mất thị phần. Trong nhóm ngân hàng quốc doanh, Vietinbank mất thị phần nhiều nhất với 11,1% trong hai năm tính đến cuối quý 3/2020 trong khi nhóm này tổng cộng mất 1,72%. Đến cuối quý 3/2020, Vietinbank có thị phần tín dụng và tiền gửi khách hàng lần lượt là 11,2% và 9,9%.

Việc thu hẹp thị phần của VietinBank là kết quả của nền tảng vốn mỏng khi ngân hàng không có đợt tăng vốn đáng kể trong những năm qua. Hệ số CAR hiện tại của VietinBank ở mức hơn 8%. Do tốc độ mở rộng dư nợ cho vay thấp, VietinBank có thể duy trì hệ số CAR trên mức tối thiểu 8% lâu hơn so với dự kiến.

VietinBank đang triển khai kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 5% và đã thông qua phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 28,8%. Tuy nhiên, VDSC cho rằng, bất kỳ hình thức cổ tức nào cũng không cải thiện CAR. VietinBank vẫn cần sớm phát hành riêng lẻ để tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho năm 2021 và xa hơn, hoặc việc mất thị phần sẽ tiếp diễn do các ngân hàng tư nhân đang tăng trưởng mạnh.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video