Thép Tiến Lên mượn cổ đông giấy tờ đất huy động vốn 2.500 tỷ

Thép Tiến Lên mượn giấy tờ của cổ đông sáng lập để làm tài sản bảo lãnh cho các khoản vay của công ty với mức phí 3,5% một năm.

Công ty cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên (mã chứng khoán: TLH) vừa thông qua nghị quyết huy động vốn tạm thời của cổ đông sáng lập nhằm bổ sung nguồn vốn lưu động. Tổng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố để vay vốn từ nay đến năm 2020 khoảng 2.500 tỷ đồng.

Theo đó, công ty mượn giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất, chứng chỉ tiền gửi… với mức phí 3,5% một năm để làm tài sản bảo lãnh đối với các khoản vay của công ty mẹ và công ty con. Thời gian mượn tối thiểu ba tháng và mức phí có thể thay đổi theo từng năm.

Cuối năm 2014 và 2016, Thép Tiến Lên cũng từng huy động lần lượt 600 tỷ đồng và 900 tỷ đồng của nhóm cổ đông sáng lập để bổ sung vốn lưu động. Trong đợt này, công ty không đề cập mức phí phải trả mà chi cho biết tối đa mỗi kỳ huy động vốn không quá sáu tháng.

Ba cổ đông sáng lập, đồng thời là những cổ đông cá nhân nắm giữ trên 5% vốn cổ phần Thép Tiến Lên tính đến cuối năm ngoái gồm Chủ tịch HĐQT Nguyễn Mạnh Hà và hai thành viên HĐQT Phạm Thị Hồng và Nguyễn Văn Quang.

Báo cáo tài chính năm ngoái cho thấy, tổng nợ phải trả của doanh nghiệp thép đặt trụ sở tại TP Biên Hoà (Đồng Nai) tăng gần 240 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, lên mức 1.320 tỷ đồng. Vay tài chính ngắn hạn chiếm đến 72% và phần lớn trong số này được đảm bảo bằng hàng tồn kho hình thành từ nguồn vốn vay, quyền sở hữu nhà đất và hợp đồng tiền gửi.

Nhờ thị trường diễn biến thuận lợi về giá cả lẫn nhu cầu nên doanh thu và lợi nhuận của Thép Tiến Lên lần lượt đạt mức kỷ lục 4.972 tỷ đồng và 265 tỷ đồng. Kết quả này tăng hơn 23% so với năm trước và vượt xa kế hoạch 4.500 tỷ đồng doanh thu đề ra hồi đầu năm.

Theo Vnexpress

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video