Thép Nam Kim lãi 707 tỷ đồng năm 2017, đạt mức doanh thu và lơi nhuận kỷ lục

Doanh thu năm 2017 Thép Nam Kim đạt 12.619 tỷ đồng.

CTCP Thép Nam Kim (mã chứng khoán NGK) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 và cả năm 2017 với kết quả cả doanh thu và lợi nhuận đều đạt mức kỷ lục từ trước tới nay. Doanh thu thuần cả năm đạt 12.619 tỷ đồng, tăng trưởng 41% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế thu về 707,5 tỷ đồng, tăng 36,7% so với lợi nhuận đạt được năm 2016.

Cơ cấu doanh thu bao gồm hơn 7.100 tỷ đồng doanh thu nội địa, tăng 2.100 tỷ đồng so với năm trước đó và đóng góp 56% tổng doanh thu. Doanh thu xuất khẩu đạt trên 5.500 tỷ đồng, tăng 1.630 tỷ đồng so với cùng kỳ và chiếm 43,5% tổng doanh thu.

Theo giải trình từ phía công ty, nguyên nhân doanh thu năm 2017 tăng mạnh do công ty đã đẩy mạnh mở rộng thị trường, thị phần xuất khẩu hàng hóa đến thị trường các nước khác, đến nay đã ổn định và mang lại kết quả doanh thu. Bên cạnh đó công ty đã đưa vào hoạt động hệ thống dây chuyền sản xuất khép kín với công nghệ hiện đại nên chi phí sản xuất giảm.

Tính đến cuối năm 2017 tổng cộng tài sản công ty đạt 10.174 tỷ đồng, tăng 3.784 tỷ đồng so với đầu năm. Tổng nợ phải trả 7.233 tỷ đồng, tăng 2.424 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, trong đó vay nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng gần 2.130 tỷ đồng, lên mức 4.425 tỷ đồng và vay nợ thuê tài chính dài hạn giảm được hơn 100 tỷ đồng xuống còn 1.754 tỷ đồng.

Lượng hàng tồn kho đến cuối năm tăng gấp đôi đầu kỳ, lên mức 4.090 tỷ đồng. Đáng chú ý chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn giảm hơn 1.270 tỷ đồng so với số đầu năm – chủ yếu do giảm chi phí xây dựng dở dang.

Theo InfoNet/SSC

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video