Thêm ACB hoàn thành sớm cả 3 trụ cột của Basle II

Mới đây, đại diện ACB cho biết đã chính thức triển khai ICAAP (quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn) vào hoạt động của ngân hàng.

Thêm ACB hoàn thành sớm cả 3 trụ cột của Basle II

Với việc áp dụng ICAAP – trụ cột 2 của Basel II từ tháng 10.2020, ACB đã hoàn thành sớm toàn bộ ba trụ cột của Basel II Basel II theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN, và Thông tư 13/2018/TT-NHNN của NHNN.

Quy trình ICAAP của ACB được KPMG tư vấn và rà soát dựa trên các quy định của NHNN, các khuyến nghị của Ủy ban Basel, cũng như đúc kết từ kinh nghiệm của các ngân hàng lớn trong khu vực và trên thế giới. Trải qua 3 lần đánh giá toàn diện với các mô hình kiểm tra sức chịu đựng (stress test, với dữ liệu chốt ngày 31/12/2019, 30/06/2020, 31/12/2020), kết quả cho thấy ACB hoàn toàn tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về đánh giá mức độ đủ vốn, có mức an toàn vốn cao, đảm bảo hoàn thành kế hoạch kinh doanh trong 5 năm tiếp theo, tuân thủ khẩu vị rủi ro của ACB và quy định của NHNN. 

Kết quả thực hiện chi tiết cho thấy tài sản có rủi ro (RWA) riêng lẻ của ACB trong kịch bản căng thẳng nhất ước tăng 26%, tỷ lệ an toàn vốn trong kịch bản căng thẳng theo đó giảm xuống còn 9,2% so với mức 11,6% trong kịch bản hoạt động bình thường vào cuối năm 2021.

Bên cạnh việc hoàn tất và ứng dựng ICAAP trước thời hạn, ACB cho biết cũng đã và đang tiếp tục đẩy mạnh nâng cao năng lực quản trị thông qua việc chủ động triển khai Basel II theo phương pháp đánh giá nội bộ (Foundation Internal Rating Based – FIRB), tập trung vào việc xây dựng và hoàn thiện các mô hình PD (xác suất vỡ nợ), LGD (tổn thất sau vỡ nợ), EAD (dư nợ tại thời điểm vỡ nợ).

Hoàn thành cả ba trụ cột của Basel II giúp các ngân hàng nâng cao năng lực quản trị rủi ro, chủ động nội lực sẵn sàng ứng phó ngay cả trong những trường hợp căng thẳng nhất của thị trường, giúp nhà đầu tư và khách hàng hoàn toàn yên tâm khi giao dịch.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều ngân hàng hoàn thành cả 3 trụ cột của Basel II, có thể kể đến như VIB, VPBank, HDBank, MSB, TPBank, Viet Capital Bank, LienVietPostBank, Vietcombank, SHB...

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video