Thêm 1 công ty sắp rơi vào thảm cảnh giống Evergrande, nhà đầu tư lo sợ bom nợ trở thành "bình thường mới" trên thị trường BĐS Trung Quốc

Những dấu hiệu bất ổn đang lan rộng trong ngành bất động sản Trung Quốc. Các công ty có mức xếp hạng tín dụng thấp phải đối mặt với tình trạng lợi suất trái phiếu tăng vọt lên mức cao nhất trong 1 thập kỷ.

Thêm 1 công ty sắp rơi vào thảm cảnh giống Evergrande, nhà đầu tư lo sợ bom nợ trở thành "bình thường mới" trên thị trường BĐS Trung Quốc

Một công ty bất động sản khác của Trung Quốc đang rơi vào khủng hoảng sau khi không thể thanh toán nợ trái phiếu đúng hạn, "đổ thêm dầu vào lửa" trong bối cảnh "chúa nợ" Evergrande khiến Trung Quốc chao đảo.

Theo thông báo từ Fantasia Holdings, công ty này đã không thể thanh toán số nợ trái phiếu trị giá 205,7 triệu USD đáo hạn vào ngày hôm qua (4/10). Trong 1 diễn biến khác có liên quan, công ty quản lý bất động sản Country Garden Services cho biết 1 công ty con của Fantasia đã chậm thanh toán khoản nợ 700 triệu nhân dân tệ (tương đương 108 triệu USD) cũng đáo hạn vào hôm qua. Nhiều khả năng Fantasia sẽ vỡ nợ.

Cũng trong ngày hôm qua, Fitch Ratings hạ mức xếp hạng tín dụng của Fantasia xuống mức CCC-. Trước đó, ngày 29/9, S&P cũng hạ xếp hạng trái phiếu của Fantasia từ mức B xuống CCC. Moody’s hiện đưa ra mức xếp hạng B3, hạ 1 bậc so với thời gian trước.

Những dấu hiệu bất ổn đang lan rộng trong ngành bất động sản Trung Quốc. Các công ty có mức xếp hạng tín dụng thấp phải đối mặt với tình trạng lợi suất trái phiếu tăng vọt lên mức cao nhất trong 1 thập kỷ. Evergrande, công ty bất động sản nặng nợ nhất thế giới và cũng là nhà phát hành trái phiếu rác lớn nhất ở châu Á, đang tiến tới cuộc tái cơ cấu có thể coi là lớn nhất trong lịch sử kinh tế Trung Quốc.

Những lo ngại về kịch bản rủi ro từ Evergrande lan ra toàn bộ hệ thống vẫn chưa hề lắng xuống. Hôm qua cổ phiếu Evergrande đã bất ngờ ngừng giao dịch trên sàn Hong Kong.

Vì có quy mô nhỏ hơn, tầm ảnh hưởng của Fantasia lên thị trường là nhỏ hơn nhiều so với Evergrande. Fantasia xếp hạng thứ 60 về doanh thu trong quý I/2021, so với vị trí số 3 của Evergrande. Tổng nghĩa vụ nợ của công ty là 12,9 tỷ USD tính đến ngày 30/6, so với con số khổng lồ 304,5 tỷ USD của Evergrande. Dư nợ trái phiếu quá hạn (cả nội địa và offshore) của Fantasia vào khoảng 4,7 tỷ USD, của Evergrande là 27,6 tỷ USD.

Thị trường cũng đã lường trước được những vấn đề của Fantasia. Trái phiếu do công ty phát hành có diễn biến rất tệ trong thời gian gần đây. Citigroup và Credit Suisse đã ngừng chấp nhận sử dụng trái phiếu Fantasia làm tài sản đảm bảo.

Tuy nhiên, thông báo mới nhất từ Fantasia vẫn làm dấy lên nhiều lo ngại. Nhà đầu tư tự hỏi liệu có phải trong thời gian sắp tới những vụ tương tự sẽ trở thành điều bình thường hay không. Hơn nữa rất khó để định lượng những khoản nợ ẩn của các công ty bất động sản.

Chính phủ Trung Quốc vẫn đang duy trì những quy tắc hà khắc về tỷ lệ đòn bẩy, trong khi những biện pháp nhằm hạ nhiệt thị trường nhà ở đang ảnh hưởng nặng nề đến doanh số bán bất động sản. Những ngày gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu bất ổn tại nhiều công ty. Ví dụ, Sinic Holdings Group là 1 công ty khác liên tiếp chậm thanh toán các khoản nợ trái phiếu trong thời gian gần đây.

Evergrande đang dự định huy động 5 tỷ USD nhờ bán 51% cổ phần trong công ty con hoạt động trong mảng quản lý bất động sản cho Hopson Development, theo thông tin đăng trên tờ Thời báo hoàn cầu.

Theo giới phân tích, thương vụ là dấu hiệu cho thấy Evergrande vẫn đang cố gắng xoay xở để đáp ứng các nghĩa vụ nợ. Tuy nhiên điều này cũng làm dấy lên nỗi lo lắng nếu như Evergrande ồ ạt bán tống bán tháo các tài sản để trả nợ thì sẽ tạo ra những ảnh hưởng cực lớn (và tiêu cực) lên sức khỏe của thị trường bất động sản Trung Quốc cũng như toàn bộ nền kinh tế.

Tham khảo: Bloomberg

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Bắc Ninh thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI trong quý 1/2025

Sáng 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp thỏa thuận đầu tư mở rộng dự án với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài khởi sắc

Không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ba tháng đầu năm 2025, hai tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam và thành phố Hải Phòng tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Tín hiệu khả quan từ thu hút FDI

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2025 đạt 4,33 tỷ USD; tăng 48,6% so với cùng kỳ năm trước.

Video