Tháo gỡ những vướng mắc trong thoái vốn Nhà nước nhìn từ thương vụ Vinamilk

Thương vụ bán 3,33% vốn Vinamilk của SCIC được thị trường đáng giá rất thành công. Bà Nguyễn Thị Hương Giang - Giám đốc phụ trách phía Nam, Khối Dịch vụ Ngân hàng đầu tư của CTCK SSI - đơn vị tư vấn cho đợt chào bán đã có một số chia sẻ cụ thể về thương vụ trên.

Ngày 10/11 vừa qua, cổ phiếu Vinamilk đã được đấu thành công với giá 186.000 đồng/cổ phiếu – một mức rất tốt và bất ngờ với thị trường. Là một đơn vị trong liên danh tư vấn bán vốn, xin bà cho biết đâu là nguyên nhân khách quan, chủ quan mang lại kết quả thành công rực rỡ của thương vụ này?

Theo chúng tôi, việc tháo gỡ một số hạn chế liên quan tới quy chế đấu giá đối với nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) là một trong những điểm cộng đầu tiên giúp cho cuộc đấu giá năm nay thành công. Ngoài ra, việc giới thiệu Vinamilk đến với các NĐTNN thông qua các buổi roadshow được tổ chức tại Singapore và Hong Kong đã được đơn vị tư vấn phối hợp với SCIC và Vinamilk thực hiện rất chuyên nghiệp, thu hút được sự quan tâm của nhiều NĐTNN.

Bên cạnh đó, chúng tôi cho rằng, các NĐTNN đã nhìn thấy cơ hội và tiềm năng tăng trưởng TTCK Việt Nam nói chung nhờ các yếu tô vĩ mô của nền kinh tế đang ổn đĩnh và có sự tăng trưởng tốt.

Việc xác định giá khởi điểm ớ mức giá thị trường tạo điều kiện cho nhiều nhà đầu tư đăng ký tham gia, dẫn đến cạnh tranh về giá, là yếu tố dẫn đến việc giá thành công cao. Nếu như giá khởi điểm xác định ở mức cao hơn giá thị trường, sẽ cản trở nhiều nhà đầu tư tài chính tham gia, và nếu lượng đăng ký không vượt lượng bán, thì nhà đầu tư chỉ cần bỏ ngay giá khởi điểm cũng nắm chắc phần trúng. Còn khi lượng đăng ký vượt cầu, sẽ tạo sự cạnh tranh về giá giữa các nhà đầu tư.

Bên cạnh những yếu tố khách quan trên, thì yếu tố chủ quan đến từ nội tại Công ty cũng là một điểm sáng giúp đem đến thành công cho cuộc đấu giá vừa qua. Với lợi thế về thương hiệu được nhiều người tiêu dùng biết đến, chất lượng sản phẩm uy tín, hệ thống phân phối rộng khắp và tiềm năng tài chính vững mạnh, Vinamilk luôn khẳng định vị trí và vai trò dẫn đầu trong ngành sữa Việt Nam trong suốt hơn 40 năm qua và giữ vị trí hàng đầu về thị phần theo sản lượng ở tất cả các phân khúc sản phẩm.

[caption id="attachment_75975" align="aligncenter" width="700"] Bà Nguyễn Thị Hương Giang - Giám đốc phụ trách phía Nam, Khối Dịch vụ Ngân hàng đầu tư của CTCK SSI[/caption]

Cùng với mức giá cao, sự thành công của thương vụ lần này còn được thể hiện ở mức độ quan tâm của nhà đầu tư, với tổng cộng 19 NĐT đăng ký tham gia đấu giá và tổng số cổ phần chào mua vượt 53% tổng số cổ phần chào bán. Bà có thể chia sẻ công tác tìm kiếm nhà đầu tư tiềm năng trước cuộc chào bán đã được thực hiện như thế nào và mức độ quan tâm của họ đến đợt đấu giá ra sao?

Có nhiều tổ chức đầu tư lớn trên thế giới xin hẹn gặp công ty trong đợt giới thiệu công ty (Non- deal Roadshow) tại Singapore và Hong Kong. Điều này thể hiện sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với VNM.

Về quy trình thực hiện đấu giá, những cơ chế pháp lý đã được tháo gỡ để tạo thuận lợi hơn cho nhà đầu tư như thế nào?

Liên quan đến quy trình thực hiện đấu giá, những cơ chế pháp lý năm nay được tháo gỡ để tạo thuận lợi hơn cho các NĐT như sau:

- Tiền đặt cọc (10%) được tính là một phần tiền thanh toán, nghĩa là nhà đầu tư chỉ phải chuẩn bị đúng 100% giá trị giao dịch (năm ngoái phải chuẩn bị 110% giá trị giao dịch)

- Bổ sung hình thức đặt cọc bằng USD, và hình thức ký quỹ được thực hiện ở tất cả các ngân hàng được phép (năm ngoái chỉ thực hiện ký quỹ tại Vietcombank)

- NĐTNN được chậm nộp Giấy chứng nhận mã số giao dịch (do VSD cấp) và tài khoản vốn đầu tư gián tiếp cho đến ngày thực hiện thanh toán cổ phần.

Là một công ty chứng khoán tham gia nhiều vào các thương vụ đấu giá, theo bà, việc thoái vốn nhà nước hiện nay đang vướng mắc chủ yếu ở khâu nào? Để các đợt bán vốn nhà nước sắp tới đây thành công, các chủ thể tham gia quá trình này (Chính phủ, nhà tư vấn, doanh nghiệp chào bán cổ phiếu) phải đổi mới những điểm gì?

Việc thoái vốn Nhà nước hiện nay đang vướng mắc ở các điểm như sau:

- Việc đăng ký mua cổ phần dưới hình thức đấu giá buộc NĐT phải đặt cọc 10% giá trị giao dịch. Đối với các giao dịch thoái vốn lớn, 10% có giá trị lớn khiến các NĐT có thể băn khoăn trong việc đăng ký mua cổ phần. Ngoài ra thủ tục đặt cọc cũng khá phức tạp, đỏi hỏi nhiều giấy tờ.

- Các nhà đầu tư không được tham gia vào quá trình thẩm định doanh nghiệp (Due diligence), dẫn đến không tự tin đặt mua khối lượng cổ phần có giá trị lớn.

- Ngoài hình thức đấu giá như hiện tại, có thể nghiên cứu thêm các hình thức bán cổ phần khác như: bán cổ phần dưới hình thức dựng sổ (giá bán cổ phần sẽ do các nhà đầu tư quyết định và các nhà đầu tư sẽ mua cùng một mức giá hoặc bán cho các nhà đầu tư chiến lược, trong đó, các NĐTCL sẽ có một khoản thời gian để thẩm định doanh nghiệp để ra các quyết định mua cổ phần có giá trị lớn.

Theo SCIC, NDH

Tags:

Kỳ vọng gì trên thị trường chứng khoán tháng 5?

Giữa “vùng trũng” thông tin và áp lực vĩ mô, thị trường chứng khoán tháng 5 đặt kỳ vọng vào hệ thống KRX như một bước đệm cho sự minh bạch và ổn định dài hạn.

Video