Tham vọng đi bán đường cùng Thành Thành Công của Kido có "ngon ăn"?

Việc bắt tay đi bán đường Thành Thành Công hứa hẹn sẽ giúp Kido sẽ trỏ thành kênh phân phối đường mạnh. Tuy nhiên, những bài toán mà TTC đang đối mặt cho thấy việc bắt tay này không phải "dễ ăn".

Bắt tay với "đế chế" mía đường Ngày 12/12 vừa qua, Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (KDC) và Công ty Cổ phần Đầu tư Thành Thành Công (TTC) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác thực hiện dựa trên cơ sở tích hợp và phát huy thế mạnh 2 bên. Theo thỏa thuận, KIDO sẽ phân phối độc quyền một số dòng sản phẩm đường Biên Hòa Daily. Doanh thu đường được phân phối trên kênh của KIDO trong năm 2018 dự kiến đạt khoảng 60.000 tấn, tương đương 1.100 tỷ đồng. Theo chia sẻ từ phía Kido, đường cũng là một trong các mặt hàng thực phẩm cần thiết của gia đình. Kido với chiến lược “lắp đầy gian bếp Việt” thì không thể không tham gia vào ngành này. Ở góc độ bài toán kinh doanh, lãnh đạo Kido cho rằng, vận chuyển và giao đến điểm bán một xe hàng, với đủ loại thực phẩm từ mì gói, dầu ăn, gia vị, nước chấm, đường... thì sẽ đạt hiệu quả chi phí cũng như tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn. Trong khi đó TTC là thương hiệu lớn trong lĩnh vực cung ứng và sản xuất mía đường với thị phần khoảng 40%. TTC có 9 nhà máy đặt tại Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Lào với tổng công suất 46.100 tấn mía/ngày. Việc hợp tác với KIDO nhằm tận dụng lợi thế kênh phân phối của KIDO để đẩy nhanh chiến lược đưa sản phẩm đến trực tiếp với người tiêu dùng với giá cạnh tranh hơn, chất lượng đảm bảo hơn. Theo thỏa thuận, KIDO sẽ phân phối độc quyền một số dòng sản phẩm đường tinh luyện được sản xuất bởi TTC, cam kết doanh số bán hàng hàng năm và gia tăng độ phủ của sản phẩm trên thị trường thông qua hệ thống hơn 200 nhà phân phối và 450.000 điểm bán lẻ. TTC chịu trách nhiệm sản xuất, cung ứng sản phẩm chất lượng theo yêu cầu, cam kết nhượng quyền các dòng sản phẩm đã thỏa thuận. Năm 2018, dự kiến doanh thu đuờng phân phối trên kênh của KIDO là khoảng 60.000 tấn. Đến năm 2020, con số này dự kiến tăng lên 200.000 tấn.
[caption id="attachment_78113" align="aligncenter" width="700"] KIDO sẽ phân phối độc quyền một số dòng sản phẩm đường Biên Hòa Daily[/caption]

Thành Thành Công có "ngon ăn"?

Lãnh đạo TTC cho biết, TTC trước đây chủ yếu phân phối qua kênh bán sỉ công nghiệp, chiếm khoảng 95% doanh số. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng lớn, TTC từ năm 2010 đến nay đã tập trung phát triển hệ thống phân phối qua kênh bán lẻ nhưng quy mô vẫn còn khá khiêm tốn.

Bên cạnh đó, đế chế mía đường của gia đình Đặng Văn Thành cũng đối mặt với hàng tồn kho tăng, dòng tiền âm sau sáp nhập Công ty CP Đường Biên Hòa và Công ty CP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh thành Công ty CP Thành Thành Công – Biên Hoà (SBT).

Mặc dù, sau thương vụ sáp nhập trên, SBT của gia đình Đặng Văn Thành trở thành công ty lớn nhất ngành Đường, nắm trong tay 30% thị phần ngành với vùng nguyên liệu lên đến 44.500 ha, chiếm 16% diện tích cả nước. Vốn điều lệ của SBT tăng lên mức 5.570.186.730.000 đồng (trước khi sáp nhập vốn điều lệ là 1.947.610.330 đồng). Đồng thời số lượng công ty con tăng từ 6 lên 20.

Tuy nhiên, lựa chọn tăng quy mô nguồn vốn, tài sản, vùng nguyên liệu khi sáp nhập nhưng SBT cũng phải trả giá cho sự lựa chọn đó bằng việc đối mặt với áp lực trả nợ tăng cao, các khoản phải thu cũng tăng đột biến dẫn đến phải trích dự phòng nhiều hơn.

Trong đó, các khoản nợ phải thu tăng vọt lên mức 203,76% và nợ phải trả là 164%. Ngoài ra, giữa bối cảnh tồn kho ngành đường tăng cao thì SBT cũng đóng góp gần 3.000 tỷ đồng (ước chiếm 69% tồn kho toàn ngành) và tăng 52,44% so với quý trước. Trong khi đó, mức tăng trưởng doanh thu và Lợi nhuận lại “khiêm tốn” hơn cả với tỷ trọng tăng lần lượt là 22,19% và 10,02%.

Ngoài ra, câu chuyện hàng tồn kho của SBT cũng là bài toán nan giải. Tuy không phải là câu chuyện của riêng SBT, mà là của cả ngành đường nhưng số lượng tồn kho cũng khiến SBT gặp không ít khó khăn. Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) kết thúc niên vụ 2016-2017, lượng đường tồn kho tại các nhà máy, công ty thương mại vào khoảng 681.000 tấn. Đây là con số tồn kho cao nhất trong ba niên vụ gần đây cho thấy thị trường trong nước không hề “ngọt” đối với ngành đường, mà thậm chí “khó nhằn” và đang bị thu hẹp dần.

Cũng theo báo cáo của VSSA, thời gian thực hiện cam kết trong khối ASEAN theo Hiệp định ATIGA sắp tới đây có hiệu lực sẽ là cơ hội để ngành đường Thái Lan...“bóp chết” ngành đường Việt Nam. Do được Nhà nước trợ giá xuất khẩu nên giá thành thấp hơn Việt Nam, năng suất, sản lượng ngành đường Thái Lan cũng hơn hẳn Việt Nam.

Một tin "kém vui" với SBT nữa đó là SBT vừa mất đi một khách hàng lớn là Vinamilk hiện nay đã chuyển sang bao tiêu cho sản phẩm của Vietsugar để khép kín chuỗi cung ứng, đồng nghĩa với việc chuyển từ đối tác sang đối thủ cạnh tranh với Thành Thành Công. “Đế chế” mía đường của đại gia Đặng Văn Thành đang được đặt trước bài toán mới..

Như vậy, mặc dù bắt tay hợp tác với "đại gia" ngành đường nhưng rõ ràng, những bài toán mà đế chế của ông Đặng Văn Thành đang đối mặt cũng là thách thức lớn với đối tác như KIDO.

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video