Tất toán hết nợ có được xóa lịch sử nợ xấu?

Xóa lịch sử nợ xấu là thắc mắc của nhiều người vì một khi còn thông tin nợ xấu trên CIC, khách hàng sẽ khó tiếp tục vay vốn.

Trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, ông Cao Xuân Quý, một khách hàng vay vốn cho biết có một khoản nợ xấu với dư nợ gốc 2,8 triệu đồng tại tổ chức tín dụng ngày 3/9/2017. Đến ngày 2/11/2021, ông mới tất toán toàn bộ số tiền trên. Ông Quý hỏi: Sau khi tất toán hết số nợ thì ông còn nợ xấu không và khi nào có thể vay tiếp được ngân hàng.

Trả lời thắc mắc của công dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời về vấn đề này như sau:

Ngay khi nhận được phản ánh, cán bộ CIC đã nhiều lần liên hệ qua điện thoại và email của ông Quý để đề nghị cung cấp thông tin định danh (số CMND/thẻ Căn cước công dân), nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi nên CIC không có cơ sở để kiểm tra chi tiết tình trạng dữ liệu thông tin tín dụng của ông Quý.

Về thời gian cung cấp lịch sử nợ xấu, theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN , thông tin lịch sử nợ xấu của khách hàng vay được CIC cung cấp trong thời gian tối đa 5 năm.

Tuy nhiên, theo chính sách cung cấp thông tin của CIC, trường hợp khách hàng phát sinh nợ quá hạn/nợ xấu với dư nợ dưới 10 triệu đồng, CIC sẽ ngừng cung cấp lịch sử tín dụng ngay sau cập nhật thông tin khách hàng tất toán do tổ chức tín dụng báo cáo. 

Như vậy, trường hợp ông Quý chỉ phát sinh duy nhất khoản nợ xấu với dư nợ gốc là 2.800.000 đồng tại các tổ chức tín dụng, CIC sẽ ngừng cung cấp lịch sử tín dụng ngay sau khi cập nhật thông tin ông Quý tất toán khoản nợ này.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video