Tập đoàn Thái Lan SCG chi 156 triệu USD mua lại nhà máy xi măng của Kusto Group ở Quảng Bình

Cuối năm 2012, SCG đã chi gần 5.000 tỷ để mua lại Prime Group - nhà sản xuất gạch lớn nhất Việt Nam.

Công ty TNHH SCG Xi măng – Vật liệu xây dựng, công ty thành viên của tập đoàn SCG, vừa thực hiện việc mua lại 100% vốn cổ phần (tương đương 156 triệu đô la Mỹ) từ các cổ đông hiện tại của công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Việt Nam (“VCM”) tại miền trung Việt Nam. Giá trị doanh nghiệp (EV) trong giao dịch này trị giá 440 triệu đô la Mỹ, bao gồm nợ ròng và chi phí đầu tư cải tiến hiệu quả đối với tài sản mua lại.

CTCP Vật liệu xây dựng Việt Nam (gọi tắt là VCM) thành lập từ năm 2008 với vốn điều lệ 931 tỷ đồng bởi Tập đoàn Kusto, bắt đầu bằng dự án xây dựng nhà máy clinker Văn Hóa, một dự án kinh tế trọng điểm của miền Trung nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Dây chuyền sản xuất có công suất 3,1 triệu tấn (quy ra xi măng Portland) tại miền Trung Việt Nam. Theo đánh giá của SCG, dự án có tiềm năng hoạt động với hiệu quả tối ưu hơn, giúp cải thiện tổng công suất nhà máy. Đặc biệt, miền Trung có đặc điểm nổi bật với sự cân bằng cả cung và cầu trong lĩnh vực xi măng. Sau khi thực hiện giao dịch này, tổng công xuất xi măng của SCG trong khối ASEAN (không bao gồm Thái Lan) tăng lên 10,5 triệu tấn, cùng với công suất 23 triệu tấn hiện tại ở Thái Lan.

SCG là một trong những tập đoàn hàng đầu Đông Nam Á, hoạt động đa ngành, tập trung vào 3 lĩnh vực chính là Xi măng - Vật liệu xây dựng (SCG Cement-Building Materials), Hóa dầu (SCG Chemicals), và Bao bì (SCG Packaging). SCG hiện có hơn 200 công ty con cùng hơn 52.500 nhân viên.

SCG bắt đầu mở rộng hoạt động sang Việt Nam như một quốc gia chiến lược từ năm 1992 và dần mở rộng đầu tư đa ngành, bao gồm các lĩnh vực Xi măng – Vật liệu xây dựng, Hóa dầu và Bao bì.

Hiện nay, tại Việt Nam, SCG có 22 công ty đang hoạt động kinh doanh.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Bắc Ninh thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI trong quý 1/2025

Sáng 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp thỏa thuận đầu tư mở rộng dự án với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài khởi sắc

Không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ba tháng đầu năm 2025, hai tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam và thành phố Hải Phòng tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Tín hiệu khả quan từ thu hút FDI

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2025 đạt 4,33 tỷ USD; tăng 48,6% so với cùng kỳ năm trước.

Video