Tăng quy mô hoạt động, CII phát hành tiếp 300 tỷ đồng trái phiếu

Đây là loại trái phiếu doanh nghiệp, không chuyển đổi, không tài sản đảm bảo.

Theo công bố của CTCP ĐT Hạ tầng Kỹ thuật TPHCM (HOSE: CII), căn cứ danh mục dự án đầu tư và nhu cầu vốn sắp tới, ngày 10/08/2017, Hội đồng Quản Trị đã thông qua phương án phát hành riêng lẻ 300 tỷ đồng giá trị trái phiếu tại Nghị quyết số 156/NQ-HĐQT (NK2017-2022).

Đây là loại trái phiếu doanh nghiệp, không chuyển đổi, không tài sản đảm bảo, kỳ hạn 2 năm với lãi suất 10,5%/năm. Kỳ tính lãi và thanh toán lãi là 06 tháng/lần, trả lãi sau.

Mục đích phát hành trái phiếu để tăng quy mô vốn hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn thanh toán gốc và lãi trái phiếu là nguồn tiền trả nợ gốc và lãi trái phiếu từ doanh thu và nguồn tiền hợp pháp của Công ty.

Mới đây, CII vừa phát hành thành công 200 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi không tài sản đảm bảo và được đảm bảo thanh toán. Đồng thời, ngày 11/7/2017, CII cũng đã hoàn tất việc phát hành trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ ra thị trường quốc tế cho Industrial Bank of Korea – bên nhận ủy thác của Rhinos Vietnam Convertible Bond Private Investment Fund No.2 thu về số tiền 20 triệu USD nâng tổng số phát hành ra quốc tế lên 60 triệu USD.

Ngoài ra, CII cũng có kế hoạch phát hành 123 triệu CP với giá 15.000 đồng/CP cho cổ đông hiện hữu và 18 triệu CP giá 26.040 đồng/CP cho cổ đông chiến lược là Quỹ đầu tư Rhinos Asset Management hoặc đơn vị được ủy thác bởi Quỹ (RAM).

Theo Trần Vy - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video