Tăng mức đóng BHXH: 371.000 người lao động có nguy cơ mất việc?

Theo các chuyên gia, khi mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tăng lên thì các doanh nghiệp (DN) có thể giảm cầu lao động khu vực chính thức. Tỉ lệ lao động có tham gia BHXH ở DN sẽ giảm khoảng 1,76% trong ngắn hạn và 5,23% trong dài hạn.

ng-laodong

Số lượng lao động giảm sút tương ứng dự báo có thể là 131.000 và 371.000 người, đặc biệt là trong các ngành dệt may và chế tạo sản xuất...

Thông tin được đưa ra tại tọa đàm “Dự báo tác động của việc điều chỉnh mức đóng BHXH lên người lao động và doanh nghiệp” do Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong (MDRI) tổ chức tại Hà Nội sáng 27.9.

Theo TS.Nguyễn Việt Cường – Phó Viện trưởng MDRI, việc tăng BHXH quá cao sẽ có thể dẫn đến giảm việc làm, tăng giá sản phẩm và giảm mức tăng trưởng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, có thể làm giảm khả năng thu của quỹ BHXH do DN có thể đưa ra các giải pháp “đối phó” như chuyển lao động từ chính thức sang hợp đồng thời vụ…

Cụ thể, tăng mức đóng BHXH làm gia tăng chi phí lao động. Nếu chi phí này tăng lên 10% thì cầu lao động trong ngắn hạn giảm đi 1,75% và dài hạn là 5,19%. Hiện nay, tỉ lệ đóng cho BHXH và các quỹ liên quan của DN trên tổng quỹ lương là 13,9%. Nếu như tỉ lệ đóng tăng lên 24% thì DN chịu mức tăng chi phí là 10,1%. Mức tăng này tương ứng với mức giảm cầu lao động 1,76% trong ngắn hạn và 5,23% trong dài hạn.

Dựa trên tổng điều tra DN được Tổng cục Thống kê thực hiện, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong ngắn hạn sẽ có khoảng 132.000 NLĐ sẽ bị mất việc và trong dài hạn sẽ là 371.000 người, đặc biệt là NLĐ làm việc tại các DN nước ngoài, liên doanh; kế đến là Công ty Cổ phần, Cty TNHH. Trong đó, số lượng NLĐ trong ngành dệt may bị cắt giảm dự báo là 110.000 người; ngành chế tạo sản xuất là 105.000 người, ngành dịch vụ là 59.000 người…

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng thông qua hàng loạt các FTAs, ông Cường cho rằng, để cạnh tranh, trong ngắn hạn DN sẽ không thể tăng giá sản phẩm tức là không thể chuyển chi phí từ việc tăng BHXH cho người tiêu dùng. Lợi nhuận của DN sẽ giảm sút do phải chịu chi phí đóng BHXH tăng lên. Ngay cả khi DN phải cắt giảm doanh thu và lao động thì lợi nhuận vẫn giảm.

Cụ thể, nghiên cứu chỉ ra rằng, các DN vừa và nhỏ, DN sử dụng nhiều lao động trong ngành chế tạo, gỗ giấy, xây dựng và dệt may bị ảnh hưởng nhiều nhất. Dự báo có tới 11,8% DN tư nhân lợi nhuận sẽ bị giảm sút trong ngắn hạn và 26,1% DN trong dài hạn. Trong ngắn hạn, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi thì dự báo mức lợi nhuận của toàn bộ DN sẽ giảm 7,6%. Từ đó, DN sẽ tìm “hình thức” để chuyển lao động chính thức (có tham gia BHXH) thành lao động phi chính thức (không tham gia BHXH).

Ông Cường cũng cho biết, phần lớn các nghiên cứu ở các nước khác cũng cho thấy việc tăng BHXH sẽ làm giảm lao động. Theo Heckman và Pages, nếu như mức đóng BHXH tăng lên 10% thì tỉ lệ việc làm sẽ giảm 10% ở các nước OECD và giảm 4,5% ở các nước châu Mỹ Latin. Kugler và Kugler cũng kết luận, tăng mức đóng BHXH ở Colombia làm giảm đáng kể tỉ lệ lao động khu vực chính thức. Anton mới đây cũng chỉ ra rằng, việc cải cách BHXH bằng giảm mức đóng BHXH ở Colombia làm tăng đáng kể lao động ở khu vực chính thức.

Để hạn chế tác động lên DN và NLĐ, tránh việc lẩn tránh đóng BHXH, Viện MDRI khuyến nghị, tỉ lệ đóng nên được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế là khoảng 20 – 25% quỹ lương. Bên cạnh đó, cần có những nghiên cứu để kiểm định các giả thuyết về phản ứng của DN với mức tăng BHXH lên tổng cung và cầu, ảnh hưởng lên sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh thu BHXH.

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video