Tân Hiệp Phát: Chúng tôi không phải con nợ của Ngân hàng Xây dựng

Ông Nguyễn Phan Huy Khôi, Giám đốc đối ngoại của Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết, tập đoàn này chưa từng có bất kì giao dịch vay mượn nào phát sinh với ngân hàng xây dựng.

tanhiepphat2016

Ngày 14/6, tại buổi gặp riêng báo chí bên lề buổi đối thoại giữa Ngân hàng TM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) và nhóm Công ty Phương Trang, một vị lãnh đạo cao cấp của CB đã hé lộ một “con nợ” lớn ngoài nhóm Phương Trang mà ngân hàng này đang chuẩn bị thực hiện thủ tục thu hồi nợ.

"Nếu ngân hàng này không có những con nợ như Phương Trang, Tân Hiệp Phát, Phú Mỹ, ông Danh (Phạm Công Danh nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng - pv) thì tôi cũng không phải vất vả sang đây làm công việc đòi nợ khi đang là lãnh đạo Vietcombank...”, vị lãnh đạo này cho hay.

Tuy nhiên, Tân Hiệp Phát, ngay sau khi nhận được thông tin này đã lên tiếng phủ nhận hoàn toàn.

Ông Nguyễn Phan Huy Khôi, Giám đốc đối ngoại của Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết, tập đoàn này chưa từng có bất kì giao dịch vay mượn nào phát sinh với ngân hàng xây dựng.

"Điều này có thể kiểm chứng tại Ngân hàng Nhà nước", ông Khôi khẳng định.

Với việc Tân Hiệp Phát phủ nhận mình là "con nợ" của Ngân hàng Xây dựng, câu chuyện vể khoản nợ xấu của Ngân hàng này vẫn đang khá bí ẩn.

Trước đó, phía Ngân hàng này cho biết nợ xấu của mình chia làm 3 nhóm chính, trong đó có nhóm công ty Phương Trang và nhóm các đối tượng cá nhân, DN khác chưa được công bố.

Mặc dù vậy, kể cả nhóm nợ chỉ đích danh là nhóm công ty Phương Trang, tranh cãi cũng đang nổ ra. Khi Ngân hàng Xây dựng ra thông báo khởi kiện Phương Trang, DN này đã "phản pháo" cho biết khoản nợ 3.400 tỉ đồng thực chất không phải nợ xấu, và Phương Trang đã nhiều lần yêu cầu giải quyết dứt điểm khoản nợ này nhưng phía Ngân hàng không chịu thực hiện.

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video