Tạm giữ gần 10 tấn đường cát nghi nhập lậu từ Campuchia về Việt Nam

Ngày 6/11, thông tin từ Tổ liên ngành chống buôn lậu tỉnh An Giang cho biết, vừa kiểm tra đột xuất kho hàng trên khu vực biên giới huyện An Phú, phát hiện và tạm giữ gần 10 tấn đường cát Thái Lan nghi vấn nhập lậu từ Campuchia về Việt Nam.

Tạm giữ gần 10 tấn đường cát nghi nhập lậu từ Campuchia về Việt Nam

Số đường cát nghi nhập lậu được cơ quan chức năng phát hiện trong kho do Phan Thanh Toàn làm chủ. Ảnh: TTXVN phát

Trước đó, bằng các biện pháp nghiệp vụ, khoảng 20 giờ ngày 5/11, Tổ liên ngành chống buôn lậu tỉnh An Giang phối hợp cùng Công an huyện An Phú và Đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình, huyện An Phú tiến hành kiểm tra kho hàng tại ấp Tân Khánh, thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Kho hàng trên do Phan Thanh Toàn, sinh năm 1997, ngụ ấp Chánh Hưng, xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang làm chủ.

Qua kiểm tra, Tổ công tác phát hiện trong kho có chứa 191 bao đường cát, loại 50kg/bao, xuất xứ nước ngoài, không nhãn phụ kèm theo. Tổng trọng lượng 9.550kg. Tại thời điểm kiểm tra, ông Toàn không xuất trình được giấy phép đăng ký kinh doanh theo quy định và không xuất trình được hóa đơn hợp pháp, chứng minh nguồn gốc xuất xứ số đường cát trên.

Tạm giữ gần 10 tấn đường cát nghi nhập lậu từ Campuchia về Việt Nam  - Ảnh 1.

Lực lượng công an làm việc với Phan Thanh Toàn, chủ kho đường cát nghi nhập lậu. Ảnh: TTXVN phát

Hiện vụ việc được Tổ liên ngành chống buôn lậu tỉnh An Giang bàn giao Công an huyện An Phú lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định tạm giữ toàn bộ số đường cát trên để tiếp tục xác minh làm rõ, xử lý theo quy định pháp luật.

Theo Thanh Sang (Báo tin tức)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video