Sự thật đằng sau tin đồn LG dừng bán smartphone tại Việt Nam

Nhiều lý do liên quan tới doanh thu thấp, sản phẩm phân phối cầm chừng và việc giám đốc ngành hàng di động LG tại Việt Nam hết nhiệm kỳ đã dẫn tới tin đồn LG dừng bán smartphone ngày càng lan rộng. Vậy thông tin này có chính xác?

[caption id="attachment_29933" align="aligncenter" width="700"]Tập đoàn Hàn Quốc LG đang dính tin đồn sắp ngừng bán dòng di động tại Việt Nam Tập đoàn Hàn Quốc LG đang dính tin đồn sắp ngừng bán dòng di động tại Việt Nam[/caption]

Gần đây, thị trường “rộ” lên tin đồn tập đoàn lớn của Hàn Quốc- LG sắp dừng kinh doanh di động (smartphone) tại Việt Nam. Các hệ thống bán lẻ chính hãng hiện không còn đăng bán các smartphone của thương hiệu này.

Ngay lập tức, thông tin nói trên đã khiến không ít người dùng trong nước cảm thấy hoang mang, không biết tương lai của thương hiệu di động xứ Hàn sẽ như thế nào?

“Rộ” tin LG dừng bán

Gần đây, LG liên tục dính vào những tin xấu liên quan đến việc doanh thu mảng smartphone quá thấp. Theo trang tin công nghệ Engadget, kể từ quý II/2015, LG đã không có lợi nhuận từ mảng di động. Tập đoàn Hàn Quốc này thừa nhận, đây tiếp tục là một quý thất bại của mảng di động, xuất phát chủ yếu từ doanh số ế ẩm của LG G5 – sản phẩm mới ra đời của LG và tình trạng thất thu của smartphone vẫn tiếp tục kéo dài.

Còn theo thống kê trong quý II, top 5 nhà sản xuất điện thoại di động đã có sự thay đổi mạnh mẽ với vị trí đứng đầu thuộc về Samsung. Bên cạnh đó, thị trường cũng ghi nhận sự hoán đổi chóng mặt các tên tuổi một thời như HTC, LG, Sony phải chấp nhận nhường chỗ cho những thương hiệu từ Trung Quốc.

Cụ thể, Huawei nắm giữ vị trí thứ ba khi bán được 32,1 triệu thiết bị, hai công ty con của BBK Electronics là Oppo và Vivo lần lượt ở vị trí thứ tư và năm với 22,6 và 16,4 triệu sản phẩm bán ra.

Trong khi đó, được hậu thuẫn bởi cả một tập đoàn lớn nhưng smartphone LG chỉ có doanh số bán ra là 13,9 triệu thiết bị trong cùng khoảng thời gian.

[caption id="attachment_29932" align="aligncenter" width="638"]Doanh thu di động của LG ngày càng giảm sút trầm trọng Doanh thu di động của LG ngày càng giảm sút trầm trọng[/caption]

Do đó, trong số liệu 6 tháng đầu năm của GfK- Tập đoàn nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới, LG lần đầu không có trong thống kê thị phần do doanh số điện thoại của hãng ở mức thấp.

Lâu nay, di động LG ở Việt Nam bán qua kênh hàng xách tay do rớt giá nhanh nên smartphone LG lọt vào phân khúc giá rẻ, cấu hình khủng và được một số người dùng ưa thích tìm mua. Còn các smartphone LG lại bán ở các hệ thống bán lẻ lớn như Thế Giới Di Động, FPT Shop…

Khảo sát thị trường cũng cho thấy, thời gian vừa qua, các hệ thống bán lẻ cấp ba (các cửa hàng nhỏ lẻ) gần như đã ngừng kinh doanh smartphone LG trong khi các đại lý cấp hai như các chuỗi bán lẻ thì vẫn nhập về theo dạng cầm chừng, và lượng bán ra cũng chỉ đạt dưới 1%.

Gần đây nhất, nhiều phản ánh cho biết, thị trường không còn thấy bóng dáng của những chiếc di động hãng này trên kệ các hệ thống bán lẻ.

Giải thích nguyên nhân của sự sụt giảm này, nhiều chuyên gia cũng như các nhà bán lẻ cho rằng lý do nằm ở việc LG chỉ đưa một vài model mới về Việt Nam. LG K10 và K7 không đủ sức cạnh tranh với hàng chục đối thủ khác, trong khi V10 ra mắt từ cuối 2015 và chỉ hướng đến thị trường ngách. Riêng mẫu LG G5 tuy đã ra mắt ở Việt Nam nhưng chưa hẹn ngày lên kệ.

Có lẽ bởi chính những lý do về doanh thu, cộng thêm vào đó là việc LG tiến hành cơ cấu lại nhân sự tại Việt Nam khiến tin đồn LG dừng bán di động ngày càng lan rộng. Cụ thể, bà Joni Lee, Giám đốc ngành hàng di động LG Electronics tại Việt Nam vừa hết nhiệm kỳ.

Sự thật…

Trả lời báo chí về tin đồn này, một đại diện của LG tại Việt Nam cho biết, hãng đang có kế hoạch thay đổi cơ cấu nhân sự tại Việt Nam nhưng mọi thứ vẫn chưa diễn ra. Việc bà Joni Lee hết nhiệm kỳ đã có người khác thay thế.

Vị này đã bác bỏ tin đồn trên, đồng thời khẳng định các chương trình chăm sóc khách hàng, bảo hành vẫn được thực hiện đầy đủ. Các nhà bán lẻ vẫn đang bán các sản phẩm di động của LG.

Cùng câu trả lời như trên, ông Kim Young Lak – Tổng giám đốc LG Eletronics Việt Nam cho biết: “Chúng tôi có thể đảm bảo rằng những lời đồn đó không chính xác, đặc biệt là khi Việt Nam là một trong những thị trường trọng điểm của chúng tôi ở thời điểm hiện tại.

Ngoài ra, ông Kim Young Lak cho biết thêm, LG Mobile Communications cũng chứng kiến sự tăng trưởng doanh thu 3,33 nghìn tỷ won (tương đương 2,86 tỷ USD), tăng 12% so với quý đầu. Thêm vào đó, doanh số cũng tăng 3% so với quý trước với tổng số 13,9 triệu smartphone được bán ra trong quý 2/2016. Tuy nhiên, công ty vẫn cần nỗ lực nhiều hơn để đẩy con số lên cao hơn.

“Vào thời điểm hiện tại, chúng tôi có thể đảm bảo là LG nói chung và LG Mobile nói riêng vẫn ngày càng tăng trưởng”, ông Kim Young Lak nhấn mạnh.

Với thị trường Việt Nam, LG đang trải qua một quá trình tái cơ cấu với chiến lược mới từ đội ngũ toàn cầu. Giá trị cốt lõi của hãng là luôn hướng đến những điều tốt hơn, tạo ra một đội ngũ kinh doanh năng động hơn. LG tin rằng đây là khoảng thời gian thích hợp để thực hiện một số thay đổi trong cách mang sản phẩm đến với người tiêu dùng.

Điều này có thể tạo ra một số hiểu lầm trong cách diễn đạt, dẫn đến những tin đồn như chúng ta đều biết – ông Kim Yong Lak khẳng định.

Trả lời về chiến lược kinh doanh trong tương lai của mảng di động LG tại Việt Nam, ông Kim Young Lak cho biết, giá trị cốt lõi của LG vẫn tập trung vào những lợi ích của khách hàng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thậm chí còn vượt trên những điều mong đợi. Trong tương lai gần, LG Mobile Communications sẽ phân phối các sản phẩm di động LG cho thị trường Việt Nam thông qua những đối tác kinh doanh chiến lược, trong khi đó LG Việt Nam vẫn thực hiện các vai trò như quản lý doanh số, marketing và các dịch vụ hậu mãi.

Như vậy, hãng cho rằng thông tin LG dừng bán smartphone tại Việt Nam là chưa chính xác. Tuy nhiên, theo một chuyên gia kinh tế, mảng kinh doanh di động của LG vẫn còn trụ vững là bởi có nguồn tài chính dồi dào. Nhưng câu hỏi đặt ra là LG có thể trụ được bao lâu nữa? Và rất có thể, tập đoàn này sẽ phải tiến hành chuyển hướng sang mô hình phân phối khác phù hợp hơn với thị trường Việt Nam.

Bởi thực tế, thế mạnh của hãng này tại Việt Nam vẫn là TV và các thiết bị thuộc ngành hàng tiêu dùng như máy giặt, tủ lạnh, điều hoà,… Còn mảng di động của hãng này đang đi sai hướng và đòi hỏi phải thay đổi.

Theo DĐDN

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video