Standard Chartered bắt đầu bán 4,4 tỷ USD tài sản tại châu Á

Sau khi ghi nhận mức suy giảm kỷ lục, ngân hàng Standard Chartered đang tìm cách bán đi các tài sản tại châu Á trị giá tối thiểu 4,4 tỷ USD nhằm cân đối tài chính.

[caption id="attachment_17047" align="aligncenter" width="700"]Khi KQKD của cả 2 không được khả quan, Standard Chartered và ACB còn bắt tay được bao lâu? Khi KQKD của cả 2 không được khả quan, Standard Chartered và ACB còn bắt tay được bao lâu?[/caption]

Nguồn tin của Bloomberg cho biết ngân hàng này đang bàn bạc với những khách mua tiềm năng về các khoản vay trị giá 1,4 tỷ USD của các công ty Ấn Độ, bao gồm cả công ty GMR Infrastructure Ltd. Bên cạnh đó, các tài sản khác có trị giá khoảng 3 tỷ USD, bao gồm các khoản vay, trái phiếu độc quyền và đầu tư chứng khoán tại Trung Quốc, Indonesia và Malaysia, cũng đang được rao bán.

Với mục đích tái cơ cấu hoặc loại bỏ số tài sản trị giá 100 tỷ USD sau khi ghi nhận tháng thua lỗ đầu tiên kể từ năm 1989, vị giám đốc điều hành Bill Winters đã cam kết xem xét lại tất cả các mảng kinh doanh và các mối quan hệ khách hàng của Standard Chatered trên hai phương diện là rủi ro và lợi nhuận.

Ông Ronald Wan – giám đốc điều hành tại Partners Capital International, Hồng Kông – cho rằng đây là một động thái tích cực được Standard Chartered đưa ra nhằm trấn an các nhà đầu tư rằng họ vẫn đang làm việc để cải thiện tình hình, đặc biệt là tại Ấn Độ.

Các quý trường hợp đặc biệt như SSG Capital Management đã thể hiện sự quan tâm đến các khoản vay bằng đồng Rupee và USD tại Ân Độ. Trước đó, KKR & Co. cũng đã có những cuộc nói chuyện với Standard Chartered về các tài sản tại đây nhưng họ đang xem xét việc quay trở lại bàn đàm phán.

Trong khi KKR và SSG từ chối bình luận về vấn đề này, đại diện của GMR nói rằng họ không biết về những động thái này.

Ngoài những tài sản ở khu vực châu Á, Standard Chartered cũng đang tìm cách bán một phần các danh mục đầu tư tại châu Phi và Trung Đông.

Ngân hàng đặt trụ sở tại London này cho biết sau khi thực hiện việc xem xét chiến lược theo kế hoạch đã công bố tháng 11/2015, họ đã xác định được một số rủi ro thanh khoản vượt quá mức độ cho phép. Quá trình này sẽ tiếp tục được thực hiện và các nhà đầu tư của ngân hàng sẽ nhận được thông tin cập nhật trong thời gian tới.

Theo kế hoạch vào tháng 11/2015, 30 tỷ USD tài sản có rủi ro sẽ được tái cơ cấu ở một số quốc gia chỉ định nhằm cải thiện lợi nhuận. Họ cũng sẽ loại bỏ số tài sản vượt quá ngưỡng rủi ro trị giá 20 tỷ USD.

Bên cạnh đó, Standard Chartered cho biết họ sẽ tìm cách bán hoặc cải thiện lợi nhuận từ số tài sản trị giá 50 tỷ USD tại các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại mang lại ít lợi nhuận. Tại Việt Nam, nhiều khả năng ngân hàng này sẽ bán đi tài sản hiện có tại Ngân hàng Á Châu (ACB).

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video