SMC ước lãi quý IV đạt 59 tỷ, cả năm vượt 80% kế hoạch

Riêng quý IV, SMC dự kiến đạt doanh thu thuần 3.600 tỷ đồng và lãi ròng 59 tỷ đồng.

Theo thông tin từ CTCP Đầu tư Thương mại SMC (HOSE: SMC), ước quý IV/2017 sản lượng tiêu thụ đạt 255.946 tấn, giảm 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, doanh thu thuần dự kiến gần 3.600 tỷ, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do mặt bằng giá bán bình quân cao hơn. Lợi nhuận sau thuế dự kiến ghi nhận gần 59 tỷ đồng.

Như vậy, lũy kế cả năm 2017, sản lượng tiêu thụ của SMC ước hoàn thành 100,6% kế hoạch năm với 1.056.101 tấn, tăng nhẹ 1,3% so với năm 2016. Trong đó, thép xây dựng chiếm 54,1%, thép tấm lá mạ chiếm 42,3%, thép hình chiếm 1,7% và ống thép chiếm 1,4% tổng tiêu thụ.

Doanh thu thuần cả năm 2017 dự kiến đạt hơn 12.650 tỷ, tăng mạnh 34% so với năm trước đó và vượt 120% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt khoảng 270 tỷ đồng và vượt 80% kế hoạch năm.

Bước sang năm 2018, theo báo cáo cập nhật mới đây của VPBS, đơn vị này dự phóng doanh thu và lợi nhuận ròng của SMC năm 2018 đạt lần lượt 13.128 tỷ đồng và 347 tỷ đồng, tăng 3% và 28,5% so với kết quả ước năm 2017.

VPBS dự phóng dựa trên giả định sản lượng bán hàng của SMC trong năm tới tăng 5% và giá bán trung bình cũng tăng khoảng 5,1%, kết hợp với việc công ty đưa ra thị trường nhiều sản phẩm gia công và sản xuất có biên lợi nhuận tốt hơn, góp phần làm biên lợi nhuận gộp trong năm 2018 tăng lên 6,5%.

Đối với 3 mảng kinh doanh chính hiện tại, lãnh đạo SMC cho biết sẽ tiếp tục duy trì quan hệ với các nhà sản xuất thép lớn trong ngành đồng thời tích cực đầu tư có chiều sâu vào mảng gia công sản xuất thép dẹt, định hướng cho sự tăng trưởng bền vững với hiệu quả hoạt động cao hơn và ổn định hơn của công ty. Trong hoạt động sản xuất thép, năm 2018-2019, công ty sẽ đầu tư mở rộng với giai đoạn 2 cho cả nhà máy ống thép và thép mạ kẽm.

Theo Tường Như - NDH

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video