SHI bán 2,4 ra triệu cổ phiếu Vinamed, thu về 26 tỷ đồng

Khối lượng được chuyển nhượng là hơn 2,4 triệu cổ phần với mức giá 10.835 đồng/cổ phần. Tổng giá trị của việc chuyển nhượng tương đương với hơn 26 tỷ đồng.

CTCP Quốc tế Sơn Hà (HOSE: SHI) vừa thông báo về việc chuyển nhượng cổ phần tại Tổng Công ty Thiết bị Y tế Việt Nam (VINAMED).

Khối lượng được chuyển nhượng là hơn 2,4 triệu cổ phần với mức giá 10.835 đồng/cổ phần. Tổng giá trị của việc chuyển nhượng tương đương với hơn 26 tỷ đồng.

Đây là thông báo khá bất ngờ khi chỉ cách đây khoảng 4 tháng, SHI đã tổ chức họp HĐQT để xin ý kiến thông qua việc thực hiện mua 2,4 triệu cổ phần của Nam VINAMED.

Khi đó, ông Lê Vĩnh Sơn – Chủ tịch SHI đã cho rằng: “Việc quyết định mua cổ phần của Tổng công ty Thiết bị Y tế Việt Nam chính là những bước đầu thâm nhập vào lĩnh vực thiết bị y tế”. Theo đó, chủ tịch SHI đề nghị các thành viên HĐQT thông qua quyết định chi tiền để nắm giữ cổ phiếu và trở thành cổ đông chiến lược của VINAMED.

Tuy nhiên, SHI đã quyết định bán ra số cổ phiếu vừa mua vào cho thấy sự thay đổi khá nhanh chóng với quyết định đầu tư vào VINAMED trước đó. Mặc dù vậy, với mức giá chuyển nhượng 26 tỷ đồng so với số tiền bỏ ra lúc đầu khoảng 24,5 tỷ đồng để mua 2,4 triệu cổ phiếu VINAMED thì SHI vẫn tổn thất trong thương vụ này.

Được biết, VINAMED là đơn vị chuyên kinh doanh, xuất nhập khẩu các thiết bị, dụng cụ vật tư y tế; hóa chất xét nghiệm hóa chất phòng chống dịch hóa chất diệt khuẩn, thiết bị khoa học kỹ thuật thiết bị sản xuất trong ngành dược.

Ngày 4/5/2016, Sở GDCK Hà Nội đã tổ chức phiên đấu giá bán cổ phần lần đầu ra công chúng của VINAMED với hơn 3,5 triệu cổ phần đưa ra đấu giá, mức giá khởi điểm là 10.000 đồng/cổ phần. Phiên đấu giá đã thu hút 21 nhà đầu tư cá nhân và tổ chức với tổng khối lượng đăng ký mua đạt hơn 4 triệu cổ phần. Khối lượng đặt mua cao nhất là 2,5 triệu cổ phần; giá đặt mua cao nhất là 11.000 đồng/cổ phần.

Theo NDH

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video