SCIC bán vốn tại BMP, NTP: Điều gì sẽ xảy ra?

Cơ hội có vẻ như chia đều cho hai cổ đông Nhật Bản và Thái Lan ở cả hai doanh nghiệp dẫn đầu ngành nhựa.

Mới đây, Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đưa ra danh sách thoái vốn cổ phần trong quý IV/2017, trong đó có cái tên Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (Mã: NTP) và Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (Mã: BMP).

NawaPlastic có thể tăng tỷ lệ cổ phần kiểm soát tại BMP

SCIC đang sở hữu 29,52% vốn BMP và tỷ lệ room còn lại của doanh nghiệp là 56,2%. Trong đó, cổ đông Thái Lan NawaPlastic Industries hiện nắm 20,4% cổ phần BMP, tương đương 16,7 triệu cổ phiếu.

Công ty chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HSC) kỳ vọng NawaPlastic sẽ trở thành người mua tiềm năng nhất số cổ phần của BMP khi SCIC thoái vốn. Nếu mua thành công, NawaPlastic sẽ nắm 49,92% vốn BMP và có thể tiếp tục tăng tỷ lệ cổ phần kiểm soát bằng việc mua thêm cổ phiếu thông qua mua khớp lệnh hoặc mua thỏa thuận.

Siam Cement Group (SCG) là công ty mẹ của TPC và TPC nắm giữ Nawaplastic. SCG có tham vọng xây dựng chuỗi giá trị trong ngành nhựa tại Việt Nam. Hiện SCG sở hữu một công ty sản xuất hạt nhựa (TPC Việt Nam) và từ lâu đã muốn có thêm một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nhựa với mạng lưới phân phối tốt tại Việt Nam.

HSC cho rằng có thể sẽ diễn ra khả năng sáp nhập BMP sau khi NawaPlastic nâng sở hữu.

SCIC thoái vốn NTP, cơ hội mua vào cho Sekisui Chemical

Trong khi đó, vào ngày 30/11 tới đây, NTP sẽ tổ chức Đại hội cổ đông bất thường năm 2017, thông qua việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên 100%.

Hiện room còn lại của NTP chỉ là 25,09%, trong khi cổ đông Nhà nước sở hữu 37,15% cổ phần NTP và có kế hoạch thoái vốn trước khi kết thúc năm nay. Nếu cổ đông NTP thông qua việc nới room thì SCIC có thể dễ dàng hơn trong việc thoái vốn.

Trong khi đó, một công ty Nhật Bản là Sekisui Chemical đã sở hữu 15% vốn NTP, mua từ Nawaplastic. HSC dự đoán Sekisui Chemical sẽ trở thành bên mua tiềm năng số cổ phần của SCIC và nâng tỷ lệ kiểm soát lên 52,1% cổ phần NTP.

Điều này không phải không có cơ sở khi Sekisui Chemical đã hợp tác với NTP trong chuyển giao công nghệ và các hoạt động thương mại kể từ năm 2013. Vào tháng 7 năm nay, Sekisui Chemical đã mua 25% vốn tại Nhựa Tiền Phong Miền Nam thông qua một đợt phát hành riêng lẻ.

NTP không phải doanh nghiệp đầu tiên trong ngành nhựa có kế hoạch rới room lên 100%. Trước đó, Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (Mã: BMP) cũng đã được cổ đông thông qua việc nới room 100% và thực hiện từ ngày 26/9.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, NTP đạt doanh thu thuần 3.329 tỷ đồng, tăng 7% cùng kỳ năm trước. Cộng thêm phần lãi lớn trong công ty liên doanh liên kết, NTP báo lãi sau thuế 363 tỷ đồng, tăng 28%. EPS đạt 4.068 đồng. Như vậy NTP đã thực hiện được 88% kế hoạch lợi nhuận năm.

Theo Khổng Chiêm - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video