Sắp kiểm toán việc xử lý nợ xấu tại hàng chục ngân hàng

VietinBank, BIDV sẽ là 2 đối tượng được kiểm toán về công tác xây dựng phương án và tổ chức thực hiện NQ42.
Sắp kiểm toán việc xử lý nợ xấu tại hàng chục ngân hàng


Kiểm toán Nhà nước vừa ban hành Đề cương kiểm toán chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42) về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Cụ thể, đơn vị được kiểm toán là Ngân hàng Nhà nước, nhằm đánh giá chức năng nhiệm vụ của cơ quan thanh tra giám sát này trong việc thực hiện NQ42. Trong đó bao gồm việc việc ban hành các văn bản hướng dẫn các đơn vị thực hiện xử lý nợ xấu theo NQ42; công tác thanh tra, giám sát việc thực hiện thu hồi nợ xấu theo NQ42. 

Đánh giá về công tác phê duyệt triển khai phương án thực hiện xử lý nợ xấu theo NQ42; công tác tổng kết kết quả thực hiện; việc phối hợp với các đơn vị nhằm thực hiện tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện;...

Kiểm toán Nhà nước cũng sẽ kết hợp đối chiếu tại 18 TCTD về công tác xây dựng phương án và tổ chức thực hiện NQ42; việc xử lý nợ xấu theo NQ42; thông qua kiểm toán một số hồ sơ xử lý nợ xấu cụ thể để làm rõ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; chế độ thông tin báo cáo theo hướng dẫn của NHNN. 

18 TCTD này bao gồm: CB Bank, GP Bank, Eximbank, ACB, ABB, SeaBank, Techcombank, Bac A Bank, SHB, Sacombank, VPBank, HDBank, VietCapitalBank, Nam A Bank, OCB, VIB, Viet A Bank, Vietbank.

Ngoài ra, kiểm toán tại các TCTD và VAMC về công tác xây dựng phương án và tổ chức thực hiện NQ42 đối với các đơn vị được chọn mẫu kiểm tra (VietinBank và BIDV); đối với VAMC đánh giá thêm việc mua bán, xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo theo Nghị định 61/2017/NĐ-CP;...

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video