Samsung tăng trưởng 25% năm 2017, xuất khẩu lên tới 50 tỷ USD

Trong buổi giao lưu trực tuyến tại tòa soạn báo Trí Thức Trẻ, ông Bang Huyn Woo, Phó Tổng giám đốc Công ty Samsung Việt Nam đã có những chia sẻ về tình hình hoạt động của Tập đoàn này.

Ông Bang Huyn Woo cho biết, năm 2016 tổng kim ngạch xuất khẩu của Samsung và các công ty thành viên 40 tỷ USD. Dự đoán, trong năm 2017 con số này sẽ tăng lên 50 tỷ USD, tương ứng mức tăng trưởng ước tính là 25%.

Ngoài ra, trong năm 2017 Samsung có 2 bàn đạp tăng trưởng tương lai đó là nhà máy Samsung ở TPHCM chính thức đi vào hoạt động và đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu lần đầu tiên. Và dự án thứ 3 của Samsung Display cũng chính thức đi vào hoạt động.

Phó Tổng giám đốc Samsung Việt nam chia sẻ, năm 2017 có một thành tựu to lớn đó là sự tăng trưởng của số lượng doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung ứng cho Samsung. Từ chỗ chỉ có 4 doanh nghiệp Việt Nam là nhà cung ứng trực tiếp cấp 1 cho Samsung vào năm 2014, đến năm 2017, số doanh nghiệp đã lên tới 29 nhà cung ứng. Ông Bang Huyn Woo cho rằng, đây là một kết quả rất ấn tượng.

Năm 2018, ông Bang Huyn Woo hy vọng sẽ tiếp tục đạt tăng trưởng như năm 2017. Hiện nay, chỉ có 3% doanh thu Samsung đến từ thị trường nội địa và 97% đến từ các thị trường nước ngoài. Do đó, tình hình kinh tế thế giới có tác động nhiều đến Samsung hơn là tình hình kinh tế của Việt Nam.

Tại Việt Nam hiện nay, Tập đoàn Samsung Hàn Quốc có 4 công ty con, đều do Samsung sở hữu trực tiếp 100% vốn, là Samsung Electronics Việt Nam (SEV hay còn gọi là Samsung Bắc Ninh - thành lập năm 2008), Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT - thành lập năm 2013), Samsung Display Việt Nam (SDV - thành lập năm 2014) và Samsung HCMC CE Complex (SEHC - thành lập 2014).

Theo báo cáo tài chính 9 tháng của Samsung, tổng doanh thu của Việt Nam của tập đoàn này sau 9 tháng là 45,5 tỷ USD, tương đương hơn 1 triệu tỷ Việt Nam Đồng. Lợi nhuận sau 9 tháng là 5 tỷ USD, khoảng 116 nghìn tỷ đồng.

Theo Hà My- Trí thức trẻ

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video