Rơm khô vùng ĐBSCL rộng đường xuất khẩu sang Nhật Bản

Ngày 18-11, tại TP Cần Thơ, Hiệp hội Xuất nhập khẩu thịt bò Nhật Bản (gọi tắt là J-BIX) và Nông trường Sông Hậu (TP. Cần Thơ) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác nhập khẩu rơm phục vụ ngành chăn nuôi bò tại Nhật Bản.

[caption id="attachment_9298" align="aligncenter" width="700"]Ký kết ghi nhớ  giữa BIX với Nông trường Sông Hậu. Ảnh Trường Ca Ký kết ghi nhớ giữa BIX với Nông trường Sông Hậu. Ảnh Trường Ca[/caption]

Ông Đào Anh Dũng -  Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, đã tham dự lễ ký nay và mong rằng bản ghi nhớ sẽ sớm trở thành hiện thực giữa hai bên. Ông Yutaka Aoyama, Phó Tổng giám đốc J-BIX cho bết, hàng năm Nhật Bản cần khoảng 220.000 tấn rơm khô, trong đó có 5.000 tấn dành để làm thức ăn cho bò và phần còn lại dùng làm chiếu tatami.

Ông Yutaka Aoyama cho biết thêm, trước đây Nhật Bản nhập khẩu rơm chủ yếu  từ Trung Quốc với sản lượng khoảng 100.000 tấn/năm nhưng kể từ năm 2015, Chính phủ Nhật Bản đã ngừng nhập khẩu rơm từ Trung Quốc. Do đó, J-BIX mong muốn hợp tác với Nông trường Sông Hậu để tìm nguồn cung cấp rơm ổn định, đảm bảo chất lượng làm thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, J-BIX sẽ khảo sát và trình Chính phủ Nhật Bản tranh thủ nguồn vốn ODA để hỗ trợ cho dự án chăn nuôi gia súc tại Việt Nam.

Với bản ghi nhớ vừa ký kết, ông Nguyễn Thanh Phú, Giám đốc Nông trường Sông Hậu, cho biết: Nông trường Sông Hậu và các khu vực lân cận có nguồn nguyên liệu rất dồi dào đảm bảo đáp ứng yêu cầu đề ra của J-BIX. Đồng thời mong muốn, Nông trường Sông Hậu sẽ là nơixuất khẩu thức ăn gia súc cho J-BIX trong thời gian tới. Ông Yutaka Aoyama, Phó Tổng giám đốc J-BIXcũng cam kết sẽ trang bị máy móc thiết bị phục vụ sản xuất thức ăn gia súc từ rơm. Đồng thời cử đội ngũ chuyên gia đến làm việc trực tiếp với Nông trường Sông Hậu để hỗ trợ về mặt kỹ thuật, đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu rơm khi xuất khẩu sang Nhật Bản.

Lượng rơm sau thu hoạch tại Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL rất lớn, nhưng xem là phế phẩm bỏ đi nên chưa tận dụng để mang lại hiệu quả kinh tế. Qua khảo sát của Khoa công nghệ và Môi trường, trường Đại học Cần Thơ cho thấy, rơm sau nhai lúa (tuốt lúa bằng máy)người dân chủ yếu đốt bỏ (đốt đồng); chỉ có một lượng rơm rất ít được ủ để chất nấm,hoặc ủ cho mục để làm phân hữu cơ, chăn nuôi, bán và cho người khác ….

Thống kê năm 2011, toàn vùng ĐBSCL có khoảng 26,2 triệu tấn/năm, trong đó khoảng 20,9 triệu tấn/năm được người dân đốt bỏ. Lượng rơm đốt ước tính hằng năm phát thải 17,95 triệu tấn CO2, 485,58 nghìn tấn CO và 10,38 nghìn tấn NOx vào khí quyển.

Trường  Ca

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video