Quỹ ngoại Acuatico đã thoái vốn khỏi Dự án đường ống nước Sông Đà

Ngày 23/3/2016 vừa qua, Acuatico đã bán toàn bộ 43,6% vốn cổ phần của Viwasupco cho một đối tác trong nước: CTCP Đầu tư và Phát triển Sinh Thái.

[caption id="attachment_16356" align="aligncenter" width="700"]Ảnh minh họa Ảnh minh họa[/caption]

Vận hành từ năm 2009, đường ống nước sạch sông Đà bị vỡ lần đầu tiên vào ngày 4/2/2012. Cho đến nay, sau gần 6 năm hoạt động, tổng cộng số lần vỡ đường ống nước này là 17 lần.

Đơn vị quản lý, vận hành và khai thác dự án là CTCP Nước sạch Vinaconex (Viwasupco) - một công ty thuộc Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam – Vinaconex. Tỷ lệ sở hữu của Vinaconex tại đây là 51%.

Dư luận thường bức xúc với những lần vỡ đường ống nước và quy trách nhiệm về Vinaconex, nhưng ít ai để ý đến việc 43,6% cổ phần của Viwasupco được sở hữu bởi một cổ đông ngoại có tên Công ty Acuatico Pte Ltd – Singapore.

Acuatico vốn là một công ty con thuộc sở hữu của Công ty quản lý quỹ đầu tư Avenue (Avenue Capital Group), một quỹ đầu tư của Mỹ được thành lập vào năm 1995 với chiến lược đầu tư ưa thích là các công ty đang thua lỗ và ngập trong nợ nần.

Vẫn theo chiến lược này, Acuatico nhảy vào Viwasupco từ tháng 10/2010 – thời điểm doanh nghiệp này đang thua lỗ nặng.

Tuy nhiên, sau 6 năm gắn bó, ngày 23/3/2016 vừa qua, Acuatico đã bán toàn bộ 21,8 triệu cổ phiếu, tương đương 43,6% vốn điều lệ của Viwasupco cho một đối tác trong nước: CTCP Đầu tư và Phát triển Sinh Thái, một công ty liên quan đến Tập đoàn Vingroup. Tính đến cuối năm 2015, Vingroup sở hữu 18,25% cổ phần của Sinh Thái.

Đây cũng là thời điểm Viwasupco chuẩn bị đầu tư vào Giai đoạn 2 của Dự án đường ống nước Sông Đà.

Một tuần sau khi thay đổi cổ đông lớn, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 tổ chức ngày 6/4/2016, ba đại diện của CTCP Đầu tư và Phát triển Sinh Thái đã được bầu thay thế các vị trí thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát mà Acuatico để lại bao gồm: bà Phạm Thị Phương An và bà Lương Thị Lan Hương (Thành viên HĐQT) cùng bà Nguyễn Thị Mai Hương (Thành viên Ban kiểm soát Công ty).

Cũng tại đại hội này, Viwasupco đã quyết định điều chỉnh lại kế hoạch đấu thầu hạng mục 21 km tuyến ống truyền tải nước sạch. Đại hội cũng đã nhất trí cho phép Vinaconex được quyền là Nhà thầu thực hiện dự án giai đoạn 2 nâng công suất lên 600.000m3/ngày đêm với điều kiện nhà thầu này đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, dự toán.

Theo Trí thức trẻ/Viwasupco

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video