Quỹ đầu tư lớn nhất Việt Nam rót gần 1.000 tỷ đồng vào Vietjet

HSC – công ty chứng khoán vốn khá thận trọng với hoạt động tự doanh – cũng rót 134,5 tỷ đồng để mua cổ phiếu Vietjet.

Cuối tháng 12/2016, nhằm phục vụ cho việc niêm yết cổ phiếu trên HoSE, CTCP Hàng không Vietjet (VJC) đã tiến hành chào bán khoảng 48,3 triệu cổ phiếu, tương đương 16,1% cổ phần cho các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân. Theo Reuters, có khoảng 44,8 triệu cổ phiếu được chào bán cho các nhà đầu tư tổ chức với giá 84.600 đồng/cp và 3,5 triệu cổ phiếu chào bán cho nhà đầu tư cá nhân với giá 86.500 đồng/cp. Với mức giá này thì số tiền về vào khoảng 4.090 tỷ đồng. Có khoảng 30 tổ chức quốc tế đã tham gia đặt mua cổ phiếu VietJet, trong đó có nhiều quỹ đầu tư lớn như GIC, Morgan Stanley, Mirae Asset, Dragon Capital, VinaCapital... Một điểm đáng chú ý là số cổ phiếu trên không phải cổ phiếu phát hành mới mà là do cổ đông hiện hữu của Vietjet bán ra. Cũng theo phương án chào bán, Công ty Đầu tư Hướng Dương Sunny – một công ty do CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo sở hữu – sẽ mua 22,4 triệu cổ phiếu Vietjet phát hành mới với giá đúng bằng giá bán cho nhà đầu tư tổ chức, tức 84.600 đồng/cp. “Lộ diện” một số nhà đầu tư lớn đã mua cổ phiếu Vietjet Theo báo cáo cập nhật mới nhất của quỹ VEIL do Dragon Capital quản lý, tính đến ngày 19/1, quỹ đầu tư này sở hữu lượng cổ phiếu Vietjet trị giá 43 triệu USD (980 tỷ đồng). Giả định số cổ phiếu này được mua tại mức giá Vietjet chào bán thì VEIL đang nắm giữ khoảng 11,6 triệu cổ phiếu – tương ứng khoảng ¼ số cổ phiếu đã bán ra thị trường. Là quỹ đầu tư lớn nhất và lâu đời nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, VEIL đã và đang bán bớt một số khoản đầu tư “lâu năm” như Vinamilk, REE, Dược Hậu Giang, Hòa Phát… để chuyển sang đầu tư vào một số doanh nghiệp “mới nổi” như Thế giới Di động, Novaland, Vietjet hay ACV.
[caption id="attachment_48489" align="aligncenter" width="444"] 10 khoản đầu tư lớn nhất trong danh mục của VEIL tính đến 19/1[/caption]

Ngoài Vietjet, VEIL cũng nắm giữ lượng cổ phiếu của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam – ACV trị giá hơn 50 triệu USD. Tổng cộng 2 khoản đầu tư trong lĩnh hàng không này chiếm 9,2% trên tổng danh mục trị giá hơn 1 tỷ USD của VEIL.

Quỹ đầu tư này cũng đã mua tích cực mua mạnh Thế giới Di động trong năm ngoái khi một loạt quỹ đầu tư khác chốt lời. Hiện tại, Thế giới Di động đã trở thành khoản đầu tư lớn thứ 2 của VEIL chỉ sau Vinamilk với tỷ trọng 7,12% danh mục, tương ứng hơn 70 triệu USD.

Bên cạnh VEIL, một nhà đầu tư tài chính khác của Vietjet cũng lộ diện là CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh – HSC. Là công ty chứng khoán lớn nhất nhì thị trường nhưng HSC luôn khá thận trọng với hoạt động tự doanh.

Tuy nhiên, lần này, HSC đã chi tới 134,5 tỷ đồng để mua khoảng 1,6 triệu cổ phiếu Vietjet. Con số này rất đáng kể khi mà tổng giá trị danh mục tự doanh của HSC chỉ vỏn vẹn 300 tỷ đồng.

[caption id="attachment_48488" align="aligncenter" width="466"] Danh mục đầu tư cổ phiếu của HSC tại ngày 31/12/2016[/caption]

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video