PVS lên kế hoạch chuyển sàn sang HOSE, đặt mục tiêu lợi nhuận giảm hơn 40%

Cổ tức cũng được trình giảm xuống còn 7%.

Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (mã chứng khoán: PVS) đã công bố tài liệu ĐHCĐ thường niên 2017, trong đó có nội dung đáng chú ý là tờ trình về việc chuyển sàn giao dịch cổ phiếu PVS từ sàn giao dịch của sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sang sàn giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HOSE).

Theo PVS, trong thời gian qua, Tổng công ty đã nhận được nhiều kiến nghị từ các cổ đông và các nhà đầu tư về việc chuyển niêm yết cổ phiếu PVS từ HNX sang HOSE. Sau khi nghiên cứu, xem xét, HĐQT trình kế hoạch chuyển sàn nhằm nâng cao hình ảnh, quảng bá thương hiệu của Tổng công ty trên thị trường chứng khoán, tác động tích cực đến các đánh giá của Nhà đầu tư tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn cho công tác đầu tư SXKD của Tổng công ty.

Năm 2016, giá dầu thô thế giới giảm mạnh và tiếp tục duy trì ở mức thấp đã làm các hoạt động thăm dò, khai thác, phát triển mỏ, đầu tư trong lĩnh vực dầu khí phải cắt giảm hoặc tạm dừng thực hiện, kéo theo hoạt động của các công ty dịch vụ dầu khí bị giảm sút nghiêm trọng. PVS liên tục phải đối mặt với sức ép giảm giá thuê và giảm nhu cầu dịch vụ từ các khách hàng.

Theo đó, tổng doanh thu và thu nhập khác hợp nhất thực hiện cả năm 2016 đạt 19.293 tỷ đồng, đạt 87,7% Kế hoạch năm, giảm 19,2% so với thực hiện năm trước; lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 1.256 tỷ đồng, đạt 104,7% Kế hoạch năm, giảm 37,7% so với thực hiện năm trước.

Tại ĐHCĐ, HĐQT trình cổ đông thông qua mức cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2016 là 10%, trong đó đã trả 5%.

Năm 2017, PVS đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất là 13.000 tỷ đồng – giảm 33%, lợi nhuận trước thuế là 700 tỷ đồng – giảm 44% so với năm 2016 và lợi nhuận sau thuế kế hoạch là 560 tỷ đồng. Cổ tức cũng được trình giảm xuống còn 7%.

Theo Trí thức trẻ/PVS

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video