PV Drilling tiếp tục thua lỗ quý 2

Đơn giá thuê giàn trong quý 2/2017 giảm, không có giàn khoan thuê hoạt động trong quý 2/2017 so với 1 giàn hoạt động trong quý 2/2016...là những nguyên nhân chính kéo doanh thu và lợi nhuận của PVD giảm sâu so với cùng kỳ.

Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling-mã chứng khoán PVD) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 và 6 tháng đầu năm 2017.

Kết quả kinh doanh PV Drilling công bố cho thấy, hoạt động kinh doanh của công ty tiếp tục lao dốc so với cùng kỳ dù đã "khá khẩm" hơn so với quý trước.

Báo cáo tài chính cho thấy, doanh thu thuần riêng quý 2 năm nay chỉ còn 945 tỷ đồng, giảm sâu hơn 46% so với cùng kỳ năm 2016 nâng doanh thu thuần 6 tháng lên 1.448 tỷ đồng, giảm sâu gần 57% so với 6 tháng năm 2016.

PVD lỗ tiếp gần 60 tỷ đồng quý 2/2017 trong đó phần lỗ của cổ đông công ty mẹ là hơn 45 tỷ đồng. Mức lỗ này đã giảm đáng kể so với khoản lỗ ròng hơn 200 tỷ quý 1. Tính chung 6 tháng đầu năm, PVD lỗ ròng (phần lỗ sau thuế của cổ đông công ty mẹ) lên đến 246 tỷ đồng, cùng kỳ năm 2016 lãi ròng 76 tỷ.

Theo giải trình của PVD, trong quý 2/2017, doanh thu và lợi nhuận của công ty giảm sâu so với cùng kỳ là do đơn giá thuê giàn trong quý 2/2017 giảm từ 35%-40% so với quý 2/2016. Ngoài ra, không có giàn khoan thuê hoạt động trong quý 2/2017 so với 1 giàn hoạt động trong quý 2/2016. Giàn PV Drilling V không hoạt động trong quý vừa qua. Việc doanh thu, lợi nhuận giảm cũng xuất phát từ việc khối lượng công việc và đơn giá các dịch vụ liên quan đến khoan trong quý 2/2017 giảm 30-40% so với cùng kỳ.

Tuy quý 2/2017 sụt giảm sâu so với cùng kỳ nhưng điểm sáng là so với quý 1/2017 thì kết quả kinh doanh của công ty có nhiều cải thiện, lỗ ít hơn 155 tỷ đồng chủ yếu do hiệu suất sử dụng giàn tự nâng trong quý 2/2017 đạt gần 70%, tăng 33% so với quý 1/2017. Bên cạnh đó, cùng với việc thị trường dầu khí đang có những tín hiệu tích cực, PV Drilling kỳ vọng đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn trong thời gian tới.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video