Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: “Hãy để Việt Nam trở thành mảnh đất đáng sống”

Sáng ngày 23.2, tại Hà Nội, tại Hà Nội diễn ra Lễ công bố báo cáo “Việt Nam 2035, Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ” - báo cáo đồng thực hiện bởi Chính phủ Việt Nam và Nhóm Ngân hàng Thế giới. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: “Việt Nam thường được nhắc tới với hai từ chiến tranh thì đã trở thành mảnh đất an bình, từ đất nước thiếu đói giờ trở thành xuất khẩu gạo hàng đầu. Việt Nam vui mừng và tự hào về thành tựu 30 năm đổi mới nhưng tôi chưa thể thỏa mãn, khát vọng về nền kinh tế thịnh vượng”.

Le cong bo bao cao VN 2015

Tham dự lễ công bố có Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới, ông Jim Young Kim, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh, Phó thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng…

Phát biểu khai mạc tại buổi công bố hó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết “Việt Nam nên và cần làm gì để nắm bắt thời cơ, vượt lên thử thách, phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, thoát bẫy thu nhập trung bình, đảm bảo công bằng xã hội, gìn giữ môi trường sinh thái, để trở thành miền đất đáng sống, tuy có thể Việt Nam không giàu có nhất về vật chất. Câu hỏi được đặt ra là tiền đề để xây dựng báo cáo Việt Nam 2015. Đây là sáng kiến của chủ tịch Ngân hàng thế giới và Thủ tướng Việt Nam”.

Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới, ông Jim Young Kim cho biết “Cách đây 20 năm mức độ nghèo đói ở Việt Nam lên tới 50%, các chuyên gia thế giới không nhiều hi vọng vào Việt Nam, nhưng để có những câu chuyện kì diệu của Việt Nam hôm nay nhờ sự lãnh đạo của Chính phủ. Tuy nhiên, chính phủ VIệt Nam cần nhìn thấy được con đường, thách thức khó khăn trong thời gian tới. Đây là thời điểm quan trọng để xác định tương lai của Việt Nam - một đất nước có thu nhập trung bình cao.”

Báo cáo tổng quan Việt Nam 2035 tóm lược các nội dung nghiên cứu quan trọng nhất, các thông điệp chính sách về đổi mới, các chương trình cải cách cần thực hiện cũng như tầm nhìn và khát vọng đến năm 2035 của Báo cáo Việt Nam 2035.

Hướng tới năm 2035, tròn 60 năm thống nhất đất nước, Việt Nam cần khơi dậy khát vọng xây dựng một đất nước công nghiệp, hiện đại với chất lượng cuộc sống cao hơn. Khát vọng đó được thực hiện thông qua chương trình cải cách thể chế và các chính sách hỗ trợ dựa trên 3 trụ cột chính: thịnh vượng về kinh tế đi đôi với bền vững về môi trường; công bằng và hòa nhập xã hội; năng lực và trách nhiệm giải trình của nhà nước. Tăng trưởng nhanh chỉ có thể được duy trì trên cơ sở tăng nhanh năng suất, có tính đến tổn hại về môi trường, và tạo dựng một nền kinh tế dựa trên sáng tạo và đổi mới công nghệ. Phát huy những thành tựu về công bằng và hòa nhập xã hội đòi hỏi phải quan tâm cả đến những đối tượng thiệt thòi cũng như đáp ứng tốt hơn nhu cầu của một xã hội trung lưu và dân số đang già đi. Thêm vào đó, quản trị nhà nước phải trở nên hiện đại, minh bạch và hoàn toàn dựa trên nền tảng thượng tôn pháp luật. Thịnh vượng về kinh tế đi đôi với bền vững về môi trường Hiến pháp năm 1992 và 2013 đã xác định các mục tiêu đầy khát vọng trong tương lai của Việt Nam, đó là “dân giàu, nước mạnh”. Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ đặt mục tiêu về tăng trưởng GDP bình quân đầu người 7%/năm (tương đương với tăng trưởng GDP trên 8%/năm) phản ánh khát vọng đó. Tốc độ đó sẽ giúp Việt Nam có cơ hội trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2035 như Ma-lay-xi-a hiện nay và Hàn Quốc vào giữa thập niên đầu của thế kỷ 21. Song mục tiêu này là hết sức tham vọng vì nó vượt xa mức tăng trưởng trước đây của Việt Nam và chỉ có rất ít quốc gia trên thế giới đạt được. Những đức tính cần kiệm, kỷ luật và siêng năng của người dân cần được phát huy hơn nữa để giúp đất nước đạt được mục tiêu này. Tỷ lệ tiết kiệm trong nước cần được duy trì ở mức cao, trong khi tỷ lệ đầu tư phải tăng lên ít nhiều. Cần cù và kỷ luật là cần thiết để đối phó với xu thế già hóa dân số. Tuy nhiên, chỉ như vậy là chưa đủ. Năng suất và N 2 đổi mới sáng tạo mới chính là động lực cho tăng trưởng trong tương lai. Điều này đòi hỏi phải kiên trì thực hiện các chính sách giải quyết vấn đề tăng năng suất chậm lại và đầu tư kém hiệu quả, đặc biệt là đầu tư hạ tầng đô thị và đầu tư cho năng lực đổi mới sáng tạo.

Theo Lao động

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video