Ông Nguyễn Xuân Phú phủ nhận việc bán Sunhouse cho Electrolux

Trước thông tin Tập đoàn Sunhouse đã được bán cho Electrolux, ông Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn – một lần nữa phủ nhận thông tin này.

Theo công bố thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của CTCP Tập đoàn Sunhouse , cả 5 cổ đông sáng lập đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của tập đoàn này.

Trước đó, ông Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch HĐQT, Nguyễn Đại Thắng và Trần Sỹ Trực đều đã thoái hết vốn tại Sunhouse.

Đến ngày 5/9 vừa qua, đến lượt ông Nguyễn Xuân Cường và bà Đinh Thị Đức Hạnh thoái nốt 9% vốn còn lại.

[caption id="attachment_77595" align="aligncenter" width="327"] Theo nguồn tin riêng của chúng tôi, rất có thể đối tác mua lại toàn bộ cổ phần của Sunhouse là Tập đoàn Electrolux .[/caption]

Trước thông tin này, ông Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse - đã phủ nhận và cho biết, Sunhouse chỉ thực hiện việc “hoán đổi giống như Trường Hải” – chuyển toàn bộ cổ phần sở hữu về công ty mẹ là Sunhouse Invest.

“Sunhouse Invest sở hữu 100% SHG (Tập đoàn Sunhouse – PV). Chúng tôi chỉ hoán đổi giống như Trường Hải, cá nhân tôi vẫn sở hữu cổ phần ở Sunhouse Invest”.

Theo ông Phú, ông đang sở hữu 50% cổ phần Sunhouse Invest, em trai ông sở hữu 10%, 40% còn lại thuộc về ông Nguyễn Đại Thắng.

Tập đoàn Sunhouse được thành lập từ năm 2000 với tên gọi công ty TNHH Phú Thắng, vốn điều lệ 500 tỷ đồng. Tập đoàn có 5 cổ đông sáng lập gồm ông Nguyễn Xuân Phú, Nguyễn Đại Thắng, Trần Sỹ Trực, Nguyễn Xuân Cường và bà Đinh Thị Đức Hạnh.

Theo Bình An Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video