Ông Đinh La Thăng tiếp tục bị khởi tố

Ông Đinh La Thăng bị khởi tố, điều tra về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Điều 224 Bộ luật Hình sự.
Ông Đinh La Thăng tiếp tục bị khởi tố


Ngày 20/1, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cho biết, quá trình mở rộng điều tra vụ án "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí (vụ án Ethanol Phú Thọ), ngày 20/1/2019, Cơ quan này đã thực hiện các quyết định tố tụng đã được Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn.

Cụ thể, gồm: Quyết định Khởi tố bị can, Lệnh tạm giam đối với ông Đinh La Thăng , sinh năm 1960, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Quyết định Khởi tố bị can, Lệnh khám xét chỗ ở và Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Trần Thị Bình, sinh năm 1958, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Các bị can bị khởi tố, điều tra về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Điều 224 Bộ luật Hình sự.

Trước đó, tại phiên tòa phúc thẩm liên quan đến vụ góp vốn 800 tỉ đồng của PVN vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank) hồi giữa năm 2018, Hội đồng xét xử TAND Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên y án với 6 bị cáo, trong đó Đinh La Thăng lĩnh 18 năm tù và phải bồi thường 600 tỷ đồng.

Cộng bản án 13 năm tù trong vụ án xảy ra tại dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, tổng hợp hình phạt của bị cáo Đinh La Thăng là 30 năm tù. Tổng số tiền ông Đinh La Thăng phải bồi thường trong hai vụ án là hơn 600 tỷ đồng.

Theo Hoàng Đan
Trí Thức Trẻ

Tags:

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video