Ông Đặng Văn Thành mua gần 1,5 triệu cổ phiếu VNG

Sau giao dịch, ông Thành nắm 1,85% vốn của Du lịch Thành Thành Công (TTC Tourist - VNG).

Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC Group) vừa thông báo mua vào gần 1,5 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần Du lịch Thành Thành Công (TTC Tourist - VNG).

Trước giao dịch ông Thành chưa sở hữu cổ phiếu nào của VNG. Như vậy sau giao dịch, vị Chủ tịch TTC Group hiện nắm 1,85% vốn điều lệ. Giao dịch được thành hiện vào ngày 16.10 theo phương thức hoán đổi cổ phiếu.

Ộng Đặng Huỳnh Anh Tuấn hiện đang là thành viên HĐQT của VNG, là con trai của ông Đặng Văn Thành. Do vậy, dù giao dịch 1,85% vốn VNG, Chủ tịch TTC Group vẫn phải công bố thông tin. Một nhân sự khác là ông Nguyễn Thế Vinh, Chủ tịch VNG cũng mua 483.157 cổ phiếu cùng ngày 16.10 theo phương thức hoán đổi cổ phiếu.

Được biết vào giữa tháng 9, VNG đã thực hiện phát hành hơn 4,5 triệu cổ phiếu mới để thực hiện hoán đổi toàn bộ cổ phần của CTCP Du Lịch Thắng Lợi. Như vậy, cổ phần ông Thành và ông Vinh mua vào là lượng cổ phiếu được chuyển đổi từ đợt phát hành này.

Cũng sau phương án phát hành trên, VNG công bố chỉ có 1 cổ đông lớn là CTCP Đầu tư Thành Thành Công sở hữu 29,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 37,04%.

Ông Đặng Văn Thành và bà Huỳnh Bích Ngọc có bốn người con. Trong đó, hai người con lớn Đặng Hồng Anh và Đặng Huỳnh Ức My đã theo cha mẹ kinh doanh từ lâu.

Bà Huỳnh Bích Ngọc hiện tại là phó Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần đầu tư Thành Thành Công và là phó chủ tịch thường trực HĐQT của CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Sacomreal.

Ông Đặng Hồng Anh hiện đang nắm giữ 23.775.456 cổ phiếu của CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Sacomreal (chiếm 10,43%).

Bà Đặng Huỳnh Ức My theo mẹ kinh doanh trong lĩnh vực mía đường. Hiện bà Ức My là chủ tịch HĐQT của công ty cổ phần đầu tư Thành Thành Công, thành viên HĐQT của công ty cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh.

Theo Mai Hân NCĐT

 
Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video