Những doanh nghiệp nức tiếng “ăn nên làm ra” sau cổ phần hoá
3 dẫn chứng điển hình về “ăn nên làm ra” sau cổ phần hoá, đó là Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk), CTCP Giống cây trồng Trung ương (Vinaseed); Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)...
Về Vinaseed: Tổng công ty này đã có doanh thu tăng 20 lần, lợi nhuận tăng 40 lần, tổng tài sản tăng 22 lần, vốn chủ sở hữu tăng 40 lần sau khi tiến hành cổ phần hoá (từ năm 2003 đến đến năm 2015).
Về Petrolimex: Tập đoàn xăng dầu Việt Nam trước khi cổ phần hoá lỗ 1.666 tỷ (năm 2011). Sau khi cổ phần hoá đã có lợi nhuận hơn 3.000 tỷ đồng (năm 2015), chia cổ tức cho cổ đông ngay trong năm đầu là 12,14%.
Trên đây là những doanh nghiệp điển hình được đề cập trong báo cáo phục vụ cho cuộc họp của Chính phủ, ngoài ra còn khá nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thay vì bức tranh ảm đạm trước cổ phần hoá như Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa, Nhựa Bình Minh...
Báo cáo cũng đã nêu rõ một số DNNN hoạt động trong sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích được cổ phần hoá đã có nhiều dấu hiệu khả quan.
Điển hình như doanh nghiệp cấp thoát nước sau cổ phần hoá đã giảm được tỷ lệ thất thoát nước bình quân khoảng 15%; thời gian cấp nước trong ngày tăng 8,5%; lợi nhuận tăng gấp gần 2 lần...
Trong khi đó cũng có nhiều DNNN có bức tranh không mấy sáng sủa khi lợi nhuận liên tục giảm, số nợ phải trả tăng dù như trường hợp Tập đoàn Cao su Việt Nam (Lợi nhuận giảm từ 11.838 tỷ năm 2011 xuống còn 2.200 tỷ năm 2015; công nợ phải trả năm 2015 là 21.220 tỷ trên vốn điều lệ là 35.210 tỷ)...
Theo báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2015 là 1,23 lần. Tuy nhiên, có 25 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần như Tổng công ty phát thành truyền hình thông tin; Tổng công ty Xăng dầu Quân đội, Tổng công ty 36, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam...