Nhựa Long Thành - cơ nghiệp giúp Minh "nhựa" tậu siêu xe Bugatti, Pagani - đang lời lãi ra sao?

Không phải là thương hiệu được biết đến rộng rãi nhưng Nhựa Long Thành lại có quy mô khá lớn trong ngành, đặc biệt là phân khúc các sản phẩm nhựa phục vụ lĩnh vực công nghiệp, sản xuất.

minh nhua

Với những người đam mê siêu xe tại Việt Nam thì Minh “nhựa” (tên thật là Phạm Trần Nhật Minh) là nhân vật không mấy xa lạ khi sở hữu bộ sưu tập siêu xe đồ sộ với những cái tên thuộc hàng hiếm như Lamborghini Murcielago, Bugatti Veyron, Pagani Huayra… Bên cạnh sự nổi tiếng bởi dàn siêu xe hay vụ tự tử “hụt” mới đây nhằm níu kéo vợ quay lại, Minh “nhựa” hiện còn đảm nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc điều hành Công ty TNHH Nhựa Long Thành với vai trò quản lý các mảng cung ứng, tài chính kế toán, hành chính nhân sự và sản xuất. Minh “nhựa” cũng là con trai duy nhất của ông Phạm Văn Mười – Tổng giám đốc Công ty Nhựa Long Thành và là người kế thừa phát triển doanh nghiệp này. Những đặc điểm trên của Minh “nhựa” khiến chúng ta liên tưởng tới Cường “đô la” (Nguyễn Quốc Cường) khi “thiếu gia” này đang đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai và cũng sở hữu dàn siêu xe khiến không ít người phải “lác mắt”.

von nhua LT

Quy mô Nhựa Long Thành ra sao?

Là một cơ sở nhựa nhỏ được thành lập từ năm 1990, Nhựa Long Thành đã mau chóng vươn lên để trở thành một tên doanh nghiệp lớn trong ngành nhựa Việt Nam.

Theo số liệu CafeF có được, tính tới cuối năm 2014, tổng tài sản Nhựa Long Thành đạt 513 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu đạt 471 tỷ đồng.

Số liệu này cho thấy Long Thành có quy mô vốn chủ khá lớn trong số các doanh nghiệp nhựa nội địa, đặc biệt là khi công ty chưa hề chào bán cổ phần ra bên ngoài. Bên cạnh đó, các khoản nợ phải trả chỉ chiếm 8% trên tổng nguồn vốn - mức rất thấp so với các doanh nghiệp sản xuất nói chung.

Trong một cuộc phỏng vấn trên trang CafeBiz cách đây 1 năm, ông Phạm Trần Nhật Minh từng cho biết: “Vốn là vấn đề lớn mà tất cả doanh nghiệp nhựa Việt Nam rất lo lắng. Nhưng có thể nói, vốn là một thế mạnh của chúng tôi và có thể khẳng định rằng đến bây giờ Nhựa Long Thành không vay một đồng bạc nào của ai cả”.

Cũng trong năm 2014, Nhựa Long Thành ghi nhận 31,4 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và 24,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

[caption id="attachment_31024" align="aligncenter" width="700"]Nhà máy Nhựa Long Thành. Nguồn: FB Phạm Trần Nhật Minh Nhà máy Nhựa Long Thành. Nguồn: FB Phạm Trần Nhật Minh[/caption]

Danh mục sản phẩm mà Nhựa Long Thành đang sản xuất có nhiều nét tương đồng với những doanh nghiệp tên tuổi như Nhựa Duy Tân hay Đại Đồng Tiến. Các sản phẩm chính của công ty gồm có nhóm nhựa công nghiệp (pallet nhựa, thùng rác công nghiệp, vỏ tivi, két bia, két nước ngọt…), bao bì nhựa (bao bì hóa phẩm, dầu nhờn…) hay các sản phẩm gia dùng (rổ, giỏ, ghế nhựa…).

Hiện tại, Long Thành là đối tác cung cấp sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp lớn như Samsung, Coca-Cola, Pepsi, Tribeco, Lavie, Sabeco...

Vợ chồng Minh “nhựa” nắm giữ trên 22% cổ phần nhựa Long Thành

Theo số liệu mới nhất có được, Nhựa Long Thành hiện có vốn điều lệ hơn 90 tỷ đồng và do 4 thành viên gia đình ông Phạm Văn Mười quản lý.

Cụ thể, ông Phạm Văn Mười – Tổng giám đốc nắm giữ 43,67% cổ phần; bà Trần Thị Bạch – vợ ông Mười nắm giữ 33,89% cổ phần; ông Phạm Trần Nhật Minh nắm giữ 19% cổ phần Nhựa Long Thành. Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Phương Thúy – người vợ thứ nhất của Minh "nhựa" đang nắm giữ 3,44% cổ phần Nhựa Long Thành.

Được biết, Nguyễn Thị Phương Thúy hiện là chủ một quán cafe tại khu Phú Mỹ Hưng và cũng có niềm đam mê mãnh liệt với những chiếc siêu xe.

Người vợ thứ 2 (được gọi với tên Mina) - nhân vật khiến “thiếu gia” Minh “nhựa” lao tâm khổ tứ suốt những ngày qua chưa có tên trong danh sách những người sở hữu vốn của Nhựa Long Thành.

Nhà máy Nhựa Long Thành. Nguồn: FB Phạm Trần Nhật Minh

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video