Nhật Bản "chạy đua" thử nghiệm tiền điện tử

Theo Japan Times, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cho biết sẽ bắt đầu thử nghiệm đồng tiền điện tử của ngân hàng trung ương (CBDC) vào đầu năm tài chính 2021.

Nhật Bản "chạy đua" thử nghiệm tiền điện tử

BOJ cho biết sẽ tạo ra một hệ thống, nơi các chức năng cơ bản của CBDC, bao gồm cả việc phát hành và lưu hành, sẽ được thử nghiệm. Sau đó, Ngân hàng trung ương này sẽ làm việc trên các thử nghiệm tiên tiến hơn.

Mặc dù BOJ cho biết sẽ đẩy mạnh công tác chuẩn bị cho tiền điện tử để đối phó với các động thái của Trung Quốc, quốc gia đi trước các nước khác trong lĩnh vực này và phù hợp với chính sách của Thủ tướng Yoshihide Suga tập trung vào số hóa.

BOJ đưa ra dự kiến 2 mô hình phát hành CBDC bao gồm: Thứ nhất, CBDC được phát hành dưới dạng tiền điện tử của ngân hàng trung ương, được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán của Ngân hàng dưới dạng nợ của ngân hàng. Thứ hai, CBDC có thể được hoán đổi thành tiền mặt và tiền gửi ngân hàng tư nhân, cũng như tiền gửi của các tổ chức tài chính với Ngân hàng.

Nhật Bản chạy đua thử nghiệm tiền điện tử - Ảnh 1.

Sẽ có hai loại hình CBDC được BOJ phát hành.

BOJ cho biết sẽ có hai loại CBDC: Loại đầu tiên là CBDC dựa trên tài khoản. Về mặt pháp lý, CBDC dựa trên tài khoản cũng giống như các khoản tiền gửi hiện tại, tức là các khoản tiền gửi của người dùng thông thường (không chỉ các khoản tiền gửi của các tổ chức tài chính) đối với Ngân hàng. Loại thứ hai là CBDC dựa trên token . Đây được coi là quá trình số hóa tiền giấy hay còn gọi là tiền điện tử.

Cuộc thử nghiệm sẽ được tổ chức trong ba giai đoạn. Giai đoạn cuối cùng của thử nghiệm sẽ liên quan đến các doanh nghiệp tư nhân và người tiêu dùng để kiểm tra tính khả thi và an toàn của đồng tiền điện tử như một phương thức thanh toán ngang bằng với tiền mặt.

BOJ cũng sẽ bắt đầu các cuộc thảo luận về khuôn khổ pháp lý cho tiền điện tử, cũng như những tác động của nó đến hệ thống tài chính.

Vừa qua, 7 ngân hàng trung ương và Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) đã công bố một báo cáo về CBDC, trong đó nêu bật một nguyên tắc chính. Cụ thể, họ cho rằng các CBDC nên cùng tồn tại với tiền mặt và các loại tiền khác trong một hệ thống thanh toán linh hoạt và đổi mới, hỗ trợ các mục tiêu chính sách rộng lớn hơn và không gây hại cho sự ổn định tài chính và tiền tệ.

Báo cáo cũng cho biết, tốc độ đổi mới trong thanh toán và các công nghệ liên quan đến tiền tệ đòi hỏi sự ưu tiên của các thử nghiệm hợp tác của các ngân hàng trung ương.

Nghiên cứu chung của nhóm sẽ được báo cáo tại hội nghị sắp tới giữa các Bộ trưởng tài chính và Thống đốc NHTW của Nhóm 20 nền kinh tế tiên tiến và mới nổi (G20).

Theo Nguyễn Long (Diễn đàn doanh nghiệp)

Bắc Ninh thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI trong quý 1/2025

Sáng 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp thỏa thuận đầu tư mở rộng dự án với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài khởi sắc

Không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ba tháng đầu năm 2025, hai tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam và thành phố Hải Phòng tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Tín hiệu khả quan từ thu hút FDI

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2025 đạt 4,33 tỷ USD; tăng 48,6% so với cùng kỳ năm trước.

Video