Nhà Từ Liêm dự kiến vay 300 tỷ đồng thực hiện dự án tại Hạ Long

Hội đồng quản trị CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm (HOSE: NTL) vừa thông qua kế hoạch xin cấp tín dụng tại NHTMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank).

Theo đó, NTL sẽ đề xuất Vietinbank hạn mức tín dụng trung dài hạn 300 tỷ đồng để thực hiện dự án “Xây dựng lại chung cư 5 tầng, lô 4, lô 5 tại Phường Trần Hưng Đạo, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”.

Thời gian vay vốn dự kiến khoảng 30 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên; thời gian giải ngân chậm nhất đến 30/06/2018; Thời gian ân hạn 12 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên, thời gian trả nợ 18 tháng kể từ thời điểm hết ân hạn.

Ngoài ra, NTL cũng dự kiến sẽ xin cấp 285 tỷ đồng bảo lãnh. Trong đó, bảo lãnh phục vụ cho người mua nhà dự án là 225 tỷ đồng và 60 tỷ đồng bảo lãnh khác.

HĐQT đã quyết định thông qua việc thế chấp toàn bộ tài sản liên quan đến dự án này và các tài sản khác đáp ứng điều kiện của Vietinbank.

Được biết, vào cuối quý III/2016, Lideco đã có quyết định thành lập 2 công ty để thực hiện 2 dự án tại Hà Nội.

Trong đó, Công ty nhà Mỹ Xuân Hà Nội được thành lập để thực hiện dự án “Tổ hợp nhà cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại và văn phòng tại điểm X3 – GĐII, thị trấn Cầu Diễn-Từ Liêm-HN”. Công ty này có vốn điều lệ 157 tỷ đồng. Trong đó NTL góp 45% vốn, tương đương số tiền 70,65 tỷ đồng.

Công ty TNHH Hỗn Hợp Dịch Vọng đươc thành lập để thực hiện công trình hỗn hợp kinh doanh dịch vụ có ký hiệu HH tại Khu đô thị mới Dịch Vọng, Cầu Giấy, HN. Đây là công ty TNHH 2 thành viên do NTL góp 50% vốn, tương đương 22,5 tỷ đồng.

Việc đầu tư này góp phần làm tài sản dở dang vào giai đoạn 31/12/2016 đã tăng mạnh lên 415 tỷ đồng so với mức 67 tỷ đồng cùng kỳ 2015.

Theo báo cáo tài chính quý IV/2016 vừa mới công bố, năm 2016, NTL đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận trước thuế. Dù vậy, lợi nhuận sau thuế của Công ty đã giảm 16% so với năm 2015, chỉ đạt 79 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là là doanh thu thuần trong năm 2016 giảm 28% so với năm 2015, đạt 338 tỷ đồng.

Theo Hoàng Trung - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video