Nguy cơ “thua trên sân nhà”

Sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, trong các ngành chịu ảnh hưởng thì nông nghiệp bị tổn thương nhiều nhất, đặc biệt là chăn nuôi. Thực tế cho thấy, các sản phẩm thịt của Việt Nam vẫn cao hơn so với các nước từ 5 đến 40%, trong khi các thuế suất nhập khẩu từ thịt vào Việt Nam trong thời gian tới sẽ về 0%. Vì vậy, ngành chăn nuôi trong nước sẽ đứng trước nhiều thử thách.

[caption id="attachment_14398" align="aligncenter" width="700"]Các hộ chăn nuôi cần liên kết trong khâu mua nguyên liệu đầu vào nhằm giảm giá thành sản phẩm. Ảnh: Tào Ngọc. Các hộ chăn nuôi cần liên kết trong khâu mua nguyên liệu đầu vào nhằm giảm giá thành sản phẩm. Ảnh: Tào Ngọc.[/caption]

Năm 2015, sản phẩm thịt lợn nhập khẩu vào Việt Nam tăng cao với 9.022 tấn, trị giá khoảng 15,08 triệu USD, tăng 136,7% về lượng và 85,1% về giá trị; lượng thịt gà nhập khẩu trên 124 nghìn tấn, trị giá 103,4 triệu USD, tăng 35,4% về lượng và 7,3% về giá trị; trâu, bò sống nhập khẩu là 419.952 con, tăng 78,9%. Điều này cho thấy, hằng năm Việt Nam chi hàng tỷ USD để nhập khẩu thịt. Ngoài ra, do người chăn nuôi trong nước không có kiến thức về thị trường, giá lên cao lại ồ ạt nuôi khiến cho cung vượt cầu.

Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, khi chưa có TPP, thuế suất các mặt hàng thịt tại thị trường Việt Nam vẫn luôn ở mức cao hơn nhiều so với nước ngoài. Vì vậy, nếu theo lộ trình từ nay đến 10 năm nữa với các mặt hàng thịt lợn, thịt gà, thịt bò, thuế suất nhập khẩu về bằng 0% sẽ là thách thức lớn đối với ngành chăn nuôi nước nhà. "Không những thế, chăn nuôi Việt Nam còn nhiều yếu kém bởi từ con giống tới thức ăn chăn nuôi đều phải nhập khẩu, khiến giá đầu vào tăng cao. Người chăn nuôi chỉ quan tâm tới sản xuất mà không tính đến đầu ra. Vì vậy, nếu không có giải pháp kịp thời sẽ "thua trên sân nhà", hoặc đẩy người dân làm thuê cho doanh nghiệp nước ngoài" - ông Vang nhấn mạnh.

Anh Nguyễn Văn Hải, hộ chăn nuôi ở Chương Mỹ (Hà Nội) cho biết, Chương Mỹ là một trong những huyện có tổng đàn gia cầm lớn nhất thành phố, nhưng mấy năm gần đây, do giá gia cầm liên tục giảm nên nhiều hộ đã chuyển sang nuôi gia công cho Công ty cổ phần CP Việt Nam để lấy công làm lãi hoặc giảm số lượng nuôi xuống còn 50% bảo đảm duy trì sản xuất. Tương tự, Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi dịch vụ Cổ Đông (Sơn Tây) Trần Văn Chiến cho biết, các cửa hàng kinh doanh ẩm thực ở Việt Nam hiện đa phần sử dụng thịt bò Australia và các loại thịt gà nhập khẩu, số lượng nhập khẩu tăng theo từng năm, khiến cho các trang trại chăn nuôi trong nước luôn bế tắc về đầu ra.

Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Thanh Vân nhận định, việc TPP có hiệu lực trong thời gian tới thì việc thịt ngoại vào Việt Nam với giá rẻ sẽ tạo nên cuộc đua hết sức gay gắt. Song, đây cũng là cơ hội để cho ngành chăn nuôi Việt Nam xốc lại tổ chức sản xuất. Trong đó, cần nâng cao chất lượng con giống, tiếp cận khoa học - công nghệ tiên tiến của thế giới để nâng cao chất lượng sản phẩm. Hình thành các chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng và Nhà nước phải có cơ chế riêng cho việc này, hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện chuỗi mua sản phẩm trực tiếp từ nông dân để giảm bớt các khâu trung gian và tăng sức cạnh tranh. Nhà nước cũng cần rà soát lại các chính sách hỗ trợ đối với chăn nuôi trên cơ sở không vi phạm những quy định của TPP, song phải phù hợp với thực tiễn và mang lại quyền lợi cho người chăn nuôi nước nhà.

Lối ra duy nhất cho ngành chăn nuôi trong nước lúc này là các hộ chăn nuôi liên kết với nhau để ký kết hợp đồng mua nguyên liệu đầu vào, nhằm giảm giá thành sản phẩm. Điều quan trọng là Nhà nước phải đứng ra làm khâu trung gian giúp đỡ người chăn nuôi trong việc ký kết hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh thức ăn, thuốc thú y vì việc này tuy đã được đề cập nhiều nhưng thực hiện chưa hiệu quả. Ngoài ra, người chăn nuôi cũng cần năng động, nhạy bén trong việc tiếp cận với doanh nghiệp để mua nguyên liệu đầu vào và bán sản phẩm cho họ phục vụ chế biến xuất khẩu.

ho chan nuoi - box

Theo Báo Hà Nội Mới

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video