Ngành ngân hàng vào cuộc hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành công văn số 1835/NHNN-TD về hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngành ngân hàng vào cuộc hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn

Ảnh minh hoạ

Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài từ tháng 12/2019 đến nay đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân nhiều tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục và ổn định sản xuất kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu Các tổ chức tín dụng; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long vào cuộc hỗ trợ khách hàng.

Nội dung của công văn nêu rõ, đối với các tổ chức tín dụng cân đối nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020 và chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 03/01/2020 về tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2020; quan tâm tài trợ vốn cho các dự án phục vụ phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là các dự án chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, các dự án tích trữ nước, kiểm soát mặn, giữ ngọt, cấp nước đô thị và nông thôn.

Chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch chủ động nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ thiệt hại của khách hàng đang vay vốn do ảnh hưởng của tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng theo quy định pháp luật hiện hành về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và quy định pháp luật liên quan khác. Chủ động hướng dẫn, hỗ trợ người dân trong quá trình xử lý các đề nghị tháo gỡ khó khăn về vốn vay theo quy định.

Riêng đối với Ngân hàng Chính sách xã hội, ưu tiên đảm bảo nguồn vốn để cho vay theo các chương trình tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; Chủ động phối hợp với các bên liên quan trong triển khai các dự án nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn để đẩy mạnh giải ngân theo đúng tiến độ thi công, nhanh chóng đưa các công trình này vào sử dụng, đặc biệt là tại vùng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn. 

Chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát, xác định tình hình và thiệt hại vốn tín dụng do hạn hán, xâm nhập mặn các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long để có biện pháp xử lý kịp thời. 

Còn đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nắm sát tình hình sản xuất kinh doanh, theo dõi diễn biến và ảnh hưởng của tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn để chỉ đạo các tổ chức tín dụng kịp thời thực hiện các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng theo quy định.Phối hợp với các Sở, ban, ngành địa phương tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn theo quy định hiện hành về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và quy định pháp luật liên quan khác. Trường hợp phát sinh khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để được xem xét, xử lý.

Nội dung công văn nêu rõ, định kỳ hằng tháng (trước ngày 12) báo cáo Ngân hàng nhà nước Việt Nam (thông qua Vụ Tín dụng CNKT) kết quả thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn theo mẫu biểu đính kèm Công văn này. Riêng kỳ báo cáo tháng 03/2020, đề nghị gửi Ngân hàng nhà nước Việt Nam trước ngày 25/3/2020.

Theo Nhịp Sống Việt

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video