Ngành ngân hàng năm 2015: Đích ngắm M&A và xử lý sở hữu chéo

Năm 2015, mặt bằng lãi suất sẽ giảm một cách có chọn lọc, tín dụng sẽ tăng nhẹ, có nhiều hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng và bức tranh nợ xấu cũng trở nên rõ ràng hơn. Còn theo cuộc điều tra xu hướng kinh doanh QI/2015 của Vụ Dự báo, thống kê (Ngân hàng Nhà nước), thị trường đang phản ứng tích cực trước các động thái điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

NH 3

Lãi suất cho vay giảm từ 0,5 - 1%

Theo cuộc điều tra của Vụ Dự báo, thống kê, đa số tổ chức tín dụng nhận định tình hình kinh doanh của họ trong năm 2014 đã cải thiện hơn năm trước, hai yếu tố nội tại được cải thiện nhiều nhất là “chính sách và dịch vụ chăm sóc khách hàng” và “chính sách và năng lực quản trị rủi ro”. Trong năm nay, yếu tố “năng lực tài chính” được kỳ vọng là nhân tố sẽ cải thiện nhiều nhất so với năm 2014; cầu của nền kinh tế với sản phẩm dịch vụ ngân hàng đã tăng lên đáng kể.

Kết quả điều tra cũng cho thấy, dự báo về độ rủi ro khách hàng có xu hướng liên tục giảm ở tất cả các nhóm, riêng trong nhóm khách hàng là tổ chức kinh tế, thì các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI được đánh giá là có mức độ rủi ro thấp hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng cũng tiếp tục ở trạng thái tốt với cả VND và ngoại tệ.

Giá bình quân các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong năm 2014 như lãi suất biên và phí dịch vụ được giữ ổn định hoặc liên tục điều chỉnh giảm để thu hút khách hàng và dự báo, xu thế này sẽ tiếp tục diễn ra trong QI/2015. Trong các quý tiếp theo, dự kiến xu hướng giảm giá này sẽ chậm hoặc chững lại nhưng nhìn chung, mặt bằng giá năm 2015 vẫn giảm nhẹ so với trước, khách hàng có nhiều cơ hội tiếp cận dịch vụ ngân hàng hơn.

Đánh giá của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) tại báo cáo tình hình kinh tế 2014 và dự báo 2015 cho thấy, mặt bằng lãi suất năm 2015 sẽ giảm có chọn lọc, tín dụng tăng nhẹ và bức tranh nợ xấu cũng trở nên rõ ràng hơn.

Theo BVSC, trong năm nay, chính sách tiền tệ sẽ được Ngân hàng Nhà nước điều hành theo hướng thận trọng nhưng linh hoạt. Hiện mặt bằng lãi suất đã xuống khá thấp và sát với kỳ vọng lạm phát trong năm 2015 nên BVSC cho rằng, lãi suất huy động sẽ không còn nhiều dư địa để tiếp tục giảm mạnh trong năm 2015.

Mặt bằng lãi suất cho vay có thể giảm thêm được 0,5 - 1% tùy ngân hàng. Lợi thế thuộc về các ngân hàng có lãi suất huy động bình quân thấp nhờ lượng tiền gửi không kỳ hạn lớn và các ngân hàng đã hạch toán đáng kể nợ xấu nên chi phí dự phòng rủi ro phải trích thêm không còn quá nhiều. Do vậy, bức tranh trong ngành ngân hàng sẽ càng phân hóa rõ nét.

[caption id="attachment_3034" align="aligncenter" width="838"]Nhiều ngân hàng buộc phải tái cơ cấu toàn diện trong các năm qua Nhiều ngân hàng buộc phải tái cơ cấu toàn diện trong các năm qua[/caption]

Xử lý sở hữu chéo

Tăng trưởng tín dụng năm 2015 mà Ngân hàng Nhà nước định hướng ở mức 13 – 15% (tăng nhẹ so với mức 12 - 14% của năm 2014) được BVSC đánh giá là mục tiêu “vừa phải” với sức hấp thụ của nền kinh tế, thể hiện sự điều hành thận trọng khi muốn tín dụng đi vào các lĩnh vực sản xuất trực tiếp thay vì chảy vào các lĩnh vực tăng trưởng nóng, dễ tạo ra bong bóng. Tín dụng cho xuất khẩu và bất động sản có thể là các lĩnh vực dẫn đầu mức tăng trưởng trong năm nay.

Năm 2015 cũng là thời điểm các quy định liên quan đến phân loại nợ xấu và xử lý sở hữu chéo có hiệu lực. Theo thông tư 09, từ ngày 1/1/2015, các ngân hàng phải phân loại nợ dựa trên kết quả phân loại nhóm nợ của Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia (CIC).

Tuy nhiên, theo Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương (VCBS), việc sử dụng tiêu chí phân loại của CIC sẽ không tạo khác biệt quá lớn bởi hiện tại, hầu hết ngân hàng đã tiếp cận hệ thống dữ liệu của CIC và sử dụng nó như một kênh tham chiếu trong quá trình xét duyệt khoản vay. Đối với các ngân hàng lớn như VCB, BID, MBB thì xếp hạng tín dụng nội bộ luôn được duy trì chặt chẽ hoặc ngang bằng với kết quả CIC.

Mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước, trong năm nay sẽ có thêm 6 thương vụ mua bán, sáp nhập nhưng BVSC đánh giá, tiến trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng trong năm 2015 sẽ không dừng ở việc sáp nhập các ngân hàng yếu kém. Đích ngắm trong năm nay của Ngân hàng Nhà nước là tập trung vấn đề sở hữu chéo.

VCBS nhận định, các điều kiện thị trường và định hướng chính sách sẽ thúc đẩy hoạt động M&A bởi nhóm ngân hàng yếu kém đã bộc lộ rõ trong quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu vừa qua. Do vậy, với các ngân hàng không thể tự tái cơ cấu, sáp nhập với ngân hàng khác là lựa chọn để tồn tại khi điều kiện kinh doanh khó khăn hơn.

[caption id="attachment_3035" align="aligncenter" width="838"]Sáu tháng đầu năm 2015 sẽ chứng kiến hàng loạt sự kiện tái cơ cấu hợp nhất ngân hàng và đẩy mạnh xử lý nợ xấu Sáu tháng đầu năm 2015 sẽ chứng kiến hàng loạt sự kiện tái cơ cấu hợp nhất ngân hàng và đẩy mạnh xử lý nợ xấu[/caption]

Tăng M&A ngân hàng

Theo VCBS, định hướng thu gọn hệ thống của Ngân hàng Nhà nước sẽ làm xuất hiện nhiều thương vụ sáp nhập theo chỉ định và có thể một lần nữa các ngân hàng lớn do nhà nước chi phối sẽ mua lại các ngân hàng nhỏ hơn nhằm tái cơ cấu.

TS Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI) đánh giá, năm nay sẽ nở rộ các hoạt động M&A, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính. Quá trình này sẽ giúp thị trường tài chính lành mạnh, xử lý nợ xấu nhanh hơn. Xu thế chung là sáp nhập ngân hàng yếu vào ngân hàng mạnh để củng cố tính thanh khoản của hệ thống một cách vững chắc. Hoạt động sáp nhập này được ông Nghĩa dự báo sẽ có tiến độ triển khai nhanh chóng.

Mới đây, trong hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2015 của Vietcombank, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khẳng định tái cơ cấu ngành ngân hàng chỉ mới đi qua giai đoạn 1 bằng hình thức xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém nhất trong hệ thống bởi thời điểm trước, kinh tế vĩ mô còn bất ổn và “cân đối trong hệ thống còn mong manh”.

“Ở giai đoạn 2, sẽ có những tổ chức tín dụng mạnh hơn để xử lý ngân hàng yếu, như ngân hàng lớn phải nhận ngân hàng nhỏ, hoặc có tổ chức tín dụng sẽ do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp xử lý. Tái cơ cấu hợp nhất ngân hàng sẽ được chúng tôi triển khai quyết liệt trong 6 tháng đầu năm”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình chỉ đạo.

Hiện thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện, đáp ứng cơ bản yêu cầu tín dụng cho phát triển sản xuất, kinh doanh. Đến cuối tháng 11/2014, vốn điều lệ của toàn hệ thống đạt trên 430.000 tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm 2011, nợ xấu giảm mạnh và chỉ còn chiếm 3,8% tổng dư nợ.

Năm 2015, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) cũng đề ra mục tiêu sẽ mua 70.000 - 100.000 tỷ đồng nợ xấu, sau khi đã mua 123.000 tỷ đồng nợ xấu từ tháng 10/2013 đến cuối năm 2014.

Ngân hàng Nhà nước cũng vừa phê duyệt Đề án tái cơ cấu 4 ngân hàng thương mại nhà nước và phương án tái cơ cấu của 20 ngân hàng TMCP. Theo Ngân hàng Nhà nước, mục tiêu trong năm nay là xử lý ngân hàng yếu kém, không có triển vọng phục hồi và phát triển, kể cả giải thể, phá sản, can thiệp bắt buộc; xử lý cơ bản tình trạng sở hữu chéo, hình thành một số ngân hàng thương mại quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh...

Theo Trần Phương (Doanh nghiệp & Đầu tư)

Tags:

Tự hào, thiêng liêng Lễ thượng cờ A Pa Chải - cực Tây tổ quốc

Ngày 7/5/2025, Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên và Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á (Nam A Bank) tổ chức Lễ thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé. Đây là sự kiện đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 71 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2025) - cột mốc chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Chìa khóa mở rộng và đa dạng thị trường xuất khẩu

Vừa qua, tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo trực tuyến “Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu”, thu hút đông đảo khách hàng doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, thương mại quốc tế tham gia.

Video