Ngân sách Nhà nước chi gần 18.000 tỷ đồng phòng chống COVID-19

Đây là con số rất đáng chú ý mới được Bộ Tài chính công bố.

Trong báo cáo về tình hình thực hiện chương trình công tác tháng 9/2020 và quý III/2020, kế hoạch triển khai chương trình công tác tháng 10/2020 và quý IV/2020 mới được Bộ Tài chính công bố, tính đến ngày 24/9/2020, Ngân sách Nhà nước đã chi khoảng 17,49 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 .

Ngân sách Nhà nước chi gần 18.000 tỷ đồng phòng chống COVID-19 - Ảnh 1.

12,57 nghìn tỷ đồng được chi để hỗ trợ cho đối tượng bị ảnh hưởng của đại dịch

Trong đó, 4,92 nghìn tỷ đồng để thực hiện các chế độ đặc thù trong phòng chống dịch; 12,57 nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho 12,65 triệu đối tượng bị ảnh hưởng của đại dịch.

Cũng theo báo cáo, Ngân sách Nhà nước đã thực hiện xuất cấp khoảng 16,2 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu đói cho nhân dân, khắc phục hậu quả thiên tai và giáp hạt đầu năm.

Báo cáo cũng cho biết, lũy kế chi Ngân sách Nhà nước 9 tháng đầu năm là 1.113,7 nghìn tỷ đồng, bằng 63,7% dự toán, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, chi trả nợ lãi đạt gần 80,7 nghìn tỷ đồng, bằng 68,3% dự toán, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2019. Chi thường xuyên đạt 756,9 nghìn tỷ đồng, bằng 71,6% dự toán, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2019.

Thu ngân sách giảm

Trong chiều ngược lại, luỹ kế thực hiện 9 tháng thu Ngân sách Nhà nước đạt 975,3 nghìn tỷ đồng, bằng 64,5% dự toán, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm 2019 (ngân sách trung ương ước đạt 60,4% dự toán; ngân sách địa phương ước đạt 69,8% dự toán).

Trong đó đáng chú ý thu ngân sách từ dầu mỏ trong 9 tháng đầu năm chỉ đạt 27,5 nghìn tỷ đồng - giảm 36,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo VTV

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video