Ngân hàng xử lý gần 440 tỷ đồng nợ xấu mỗi ngày

Sau một năm Nghị quyết 42 có hiệu lực, ngành ngân hàng đã xử lý tổng cộng 138.290 tỷ đồng nợ xấu, tương đương gần 440 tỷ đồng mỗi ngày.

Đây là số liệu được ông Nguyễn Văn Du, Phó chánh thanh tra giám sát, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tại Hội nghị trực tuyến sơ kết một năm triển khai Nghị quyết số 42 và Quyết định số 1058. Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) và Đề án cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 chính thức có hiệu lực từ ngày 15/8/2017. Đến nay, sau một năm áp dụng, năng lực tài chính của các TCTD đã được cải thiện với việc vốn điều lệ tăng nhanh dần qua các năm. Tính đến cuối tháng 6 vừa qua, vốn điều lệ của toàn hệ thống ước đạt 519.109 tỷ đồng, tăng 1,3% so với cuối năm 2017 và tăng 6,3% so với 2016. Vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống cũng đạt trên 720.430 tỷ, tăng 9,1% so với cuối năm 2017 và tăng 21,1% so với 2016. Phó chánh thanh tra giám sát cũng cho biết nếu tính từ năm 2012 đến hết tháng 6 vừa qua, toàn hệ thống đã xử lý tổng cộng hơn 785.000 tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, dù mới chỉ áp dụng từ ngày 15/8/2017, đến 30/6 vừa qua, hệ thống TCTD đã xử lý được 138.290 tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42, không bao gồm 61.040 tỷ dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu nội bảng.

Chỉ tính trong nửa đầu năm 2018 vừa qua, cũng đã có trên 58.000 tỷ nợ xấu được xử lý trong đó chủ yếu là nợ do các TCTD tự xử lý còn lại là bán cho VAMC và các tổ chức, cá nhân khác một phần nhỏ. Trong khi giai đoạn 2015-2017, việc xử lý nợ xấu chủ yếu thông qua hoạt động bán nợ chiếm khoảng 38,64% tổng nợ xấu.

Trước đó, nói với Zing.vn hồi đầu tháng 5, ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch HĐTV VAMC, cho biết từ đầu năm 2018 đơn vị chưa phải mua bất kỳ khoản nợ xấu nào từ các TCTD.

Đến cuối tháng 6, tổng nợ xấu nội bảng của các TCTD đang là 2,09% tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế, giảm so với con số 2,46% hồi cuối năm 2016. Tổng nợ xấu bao gồm các các khoản nợ đã bán cho VAMC và các khoản nợ tiềm ẩn thành nợ xấu là 486.000 tỷ đồng, chiếm 6,67% tổng dư nợ.

Cũng tại hội nghị, ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch HĐTV VAMC, cho biết đơn vị này đã thí điểm ký kết với 6 TCTD có nợ xấu bán cho VAMC và tổ chức phân loại trên 26.000 khoản nợ xấu đã mua và quản lý với dư nợ trên 10 tỷ đồng trở lên để nắm rõ thực trạng và phương án xử lý phù hợp.

Ông Đông cho hay tính đến 15/8, VAMC đã thu hồi gần 100.000 tỷ đồng trên 227.000 tỷ đồng nợ gốc mà công ty đã mua và đang quản lý. Trong đó, từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực tốc độ xử lý nợ xấu đã tăng lên rõ rệt.

"VAMC cùng các đơn vị liên quan đã thực hiện những đợt thu giữ tài sản lớn như tòa nhà Saigon One Tower hay các dự án lớn khác. Sau khi thu giữ xong thì khách hàng đã phải chấp nhận việc trả nợ cho VAMC và các TCTD, giúp tốc độ xử lý nợ nhanh hơn", ông Đông chia sẻ.

Chủ tịch HĐTV cũng cho hay trước đây có những khoản nợ 5-7 năm không thu được một đồng nào. Tuy nhiên, đến nay có những khoản VAMC mua theo giá thị trường ở mức 10 tỷ đồng cũng đã thu hồi được 5 tỷ đồng. Tổng nợ mua 3.500 tỷ đồng thì VAMC đã thu được trên 90% ước đạt 3.402 tỷ đồng.

Tuy nhiên, ông Đông cũng cho biết hiện nay quá trình xử lý nợ xấu vẫn còn một số vướng mắc do còn tồn tại quy định pháp lý cần tiếp tục điều chỉnh.

Điều 8 trong Nghị quyết 42 cũng có nội dung rút gọn quá trình tố tụng và xử lý tranh chấp tài sản đảm bảo, nhưng trên thực tế hơn 2.000 vụ việc của các cấp tòa án và thi hành án chưa có vụ nào được xử lý theo hình thức rút gọn này.

Các tài sản đảm bảo là bất động sản dở dang khi VAMC thu giữ hoặc bán chuyển cho chủ đầu tư mới còn vướng mắc về phía hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mỗi địa phương lại có một cách hiểu, làm khách nhau dẫn tới việc có nơi chuyển giao được nhưng có nơi thì chưa.

Ngoài ra, ông Đông cũng cho biết hiện nay nhu cầu bán nợ thị trường của các TCTD vào khoảng 20.000 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ của VAMC mới chỉ là 2.000 tỷ đồng. Với mức vốn này công ty mới chỉ quay vòng mua được 3.500 tỷ đồng nợ xấu theo giá thị trường. Theo Đề án 1058 thì năm 2018 VAMC sẽ được cấp vốn điều lệ tăng lên là 5.000 tỷ đồng và đến năm 2020 là 10.000 tỷ đồng, nhưng hiện nay chưa có nên chưa thể đáp ứng được nhu cầu mua bán nợ thực tế của thị trường.

Theo Quang Thắng Zing

Tags:

Nam A Bank nhận cú đúp giải thưởng quốc tế

Ngày 3/7, tại Singapore, Nam A Bank được tạp chí Asian Banking & Finance trao tặng giải thưởng Thẻ Tín dụng Sáng tạo của năm 2025 (Credit Card Initiative Of The Year 2025) và Ứng dụng Di động & Thanh toán Sáng tạo của năm 2025 (Mobile Banking & Payment Initiative Of The Year 2025). Đây là năm thứ ba liên tiếp Nam A Bank vinh dự nhận được giải thưởng từ Tạp chí này.

Dòng tín dụng đang chảy mạnh vào khu vực kinh tế tư nhân

Số liệu thống kê cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 50% GDP, hơn 30% thu ngân sách, tạo ra hơn 40 triệu việc làm và chiếm khoảng 85% tổng số lao động trong nền kinh tế. Với vai trò quan trọng đó, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân ra đời như một bước ngoặt, đột phá trong tư duy và hoạch định chính sách phát triển kinh tế, là sự khẳng định của Đảng về vai trò then chốt, động lực quan trọng hàng đầu của khu vực kinh tế tư nhân trong tiến trình phát triển đất nước. aa Zalo

Bảo mật an toàn thông tin: Yếu tố then chốt cho ngành tài chính - ngân hàng trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh công nghệ AI, blockchain đóng vai trò quan trọng đối với ngành tài chính, ngân hàng nhưng đang bị “lợi dụng” để tấn công vào tài khoản người dùng. Vì vậy, việc đầu tư cho hệ sinh thái bảo mật thông minh, tích hợp, có khả năng phát hiện sớm và phản ứng nhanh là điều không thể thiếu nếu muốn đảm bảo an toàn thông tin và duy trì hoạt động ổn định trong kỷ nguyên số. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Thời báo ngân hàng có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Gia Đức – Giám đốc Fortinet Việt Nam. aa Zalo

Lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giữ ở 3,9%/năm, thấp hơn trần quy định

Mặt bằng lãi suất huy động duy trì ổn định đã tạo dư địa để lãi suất cho vay tiếp tục giữ ở mức thấp. Theo thống kê, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện khoảng 3,9%/năm – thấp hơn mức trần 4%/năm theo quy định của NHNN.

Tổ chức lại hệ thống 14 Chi nhánh Ngân hàng nhà nước khu vực

Nhằm đảm bảo hệ thống vận hành đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với mô hình quản lý hành chính của 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập, Ngân hàng nhà nước đã ban hành 14 Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 14 NHNN Khu vực (trừ NHNN Khu vực 1).

Video