Ngân hàng Xây dựng: Thu hồi nợ xấu – Hạt nhân của tiến trình tái cơ cấu

Là một trong những Ngân hàng 0 đồng được NHNN mua lại, chuyển đổi mô hình, với sự hỗ trợ toàn diện từ Vietcombank, Ngân hàng Xây dựng (CB) đang từng bước cải tổ hệ thống, song song đó, công tác thu hồi nợ xấu được tiến hành triệt để.

“Câu chuyện dài nhiều tập” liên quan đến các nhóm nợ xấu tồn đọng từ các thời kỳ ngân hàng cổ phần trước đây đã được CB mạnh tay xử lý nhằm thu hồi tài sản của Nhà nước.

[caption id="attachment_22889" align="aligncenter" width="700"]CBBank-Tien-Giang Với định hướng xây dựng mô hình mini boutique bank, CB từng bước đổi mới hình ảnh tại điểm hoạt động, củng cố hệ thống mạng lưới.[/caption]

Đổi mới toàn diện theo định hướng chiến lược

Ngày 05/03/2015, Ngân hàng Xây Dựng chính thức thuộc sở hữu của Ngân hàng Nhà nước với sự hỗ trợ toàn diện từ Vietcombank. Tại thời điểm đó, CB – hiện trạng ngân hàng 0 đồng, phải đối mặt hàng ngày với tình hình mất thanh khoản. Hơn 1 năm đổi mới, tính đến thời điểm hiện tại, toàn diện các hoạt động của CB đã có những cải thiện vượt bậc.

Cùng với việc ra mắt thương hiệu mới CB, Ngân hàng Xây dựng công bố định hướng xây dựng mô hình mini boutique bank, từng bước đổi mới hình ảnh tại điểm hoạt động, củng cố hệ thống mạng lưới. Đồng thời, CB xúc tiến loạt các chương trình hoạt động, định hướng rõ nét trong việc phát triển công nghệ ngân hàng cốt lõi với việc đưa ứng dụng các phương pháp quản trị khoa học, hiện đại tiên tiến trên thế giới vào quá trình tái cơ cấu. Theo đó, hệ thống các sản phẩm dịch vụ ngân hàng được nâng cấp, đồng bộ và hoàn thiện, mang tính tiện ích, cạnh tranh, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu hoạt động thị trường của ngân hàng bán lẻ hiện đại.

Thu hồi nợ xấu – Hạt nhân của tiến trình tái cơ cấu

Nếu như cải tổ hoạt động là điều kiện tối cần thiết thì công tác thu hồi, xử lý nợ xấu tại CB được xem là hạt nhân của tiến trình tái cấu trúc ngân hàng. Đối với CB, công tác thu hồi nợ càng đóng vai trò quan trọng. CB hiện thuộc sở hữu Nhà nước, công tác thu hồi nợ chính là bảo vệ tài sản, quyền lợi của Nhà nước đang bị các doanh nghiệp, cá nhân chiếm dụng.

CB đã tập trung xử lý nợ với nhiều giải pháp như triển khai hàng loạt động thái cải tổ hoạt động, tích cực củng cố, hoàn thiện các hồ sơ pháp lý, kiên quyết đưa ra xử lý triệt để các nhóm nợ xấu. Đồng thời với việc khoanh nợ, bán nợ cho VAMC, xử lý tài sản; CB phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để có kết luận đối với các khoản nợ lớn, tích cực thu hồi nợ bằng tiền. Số nợ xấu thu được năm 2015 khá khả quan, số dư nợ xấu bán cho VAMC đạt 500 tỷ đồng.

Thực hiện chỉ đạo của NHNN, trong năm 2016, CB tập trung các biện pháp mạnh xử lý 3 nhóm nợ xấu tồn đọng từ thời ngân hàng cũ lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Quyết tâm xử lý nợ xấu tồn đọng – Bảo toàn tài sản của Nhà nước

Thách thức về xử lý nợ xấu đối với các ngân hàng tái cơ cấu có hàng loạt vấn đề, trong đó, câu chuyện dài nhiều tập đó là những khoản nợ lớn để nhiều năm qua không được ngân hàng cũ áp dụng các biện pháp xử lý mạnh.

Điển hình là 3 nhóm nợ lớn liên quan đến ngân hàng cũ trước đây nhiều năm chưa được xử lý đã và đang được CB hoàn thiện pháp lý, quyết tâm xử lý. Trong đó, gần 3.000 tỷ đồng nợ xấu liên quan đến 10 bộ hồ sơ vay của nhóm nợ Công ty Phương Trang đã được CB khởi kiện trong thời gian từ tháng 3/2016 đến tháng 5/2016. Đồng thời, từ nay đến hết năm 2016, CB sẽ củng cố hồ sơ, tiến hành khởi kiện và xử lý tài sản toàn bộ khách hàng vay thuộc nhóm nợ Công ty Phương Trang theo đúng quy định của pháp luật căn cứ trên quyền chủ nợ đầy đủ và hợp pháp của CB.

Nhóm nợ Công ty Phương Trang là một trong những nhóm nợ lớn, tồn đọng suốt nhiều năm qua từ thời ngân hàng cổ phần với hồ sơ pháp lý khá phức tạp tại CB. Việc xúc tiến xử lý gần 3.000 tỷ đồng nợ xấu liên quan đến nhóm nợ Công ty Phương Trang sẽ là khởi đầu khả quan để CB có cơ sở xử lý tích cực các nhóm nợ xấu lớn trong năm 2016.

Quyết tâm xử lý nợ xấu tồn đọng – Bảo toàn tài sản của nhà nước, dưới sự chỉ đạo của NHNN; những kinh nghiệm, phương thức xử lý nợ từ ngân hàng lớn Vietcombank sẽ được CB áp dụng hiệu quả. Bởi kinh nghiệm, các phương thức và đội ngũ nhân sự xử lý nợ của CB hiện tại chính là đội ngũ đã được “thử lửa” tại Vietcombank.

Theo DĐDN

Tags:

Tự hào, thiêng liêng Lễ thượng cờ A Pa Chải - cực Tây tổ quốc

Ngày 7/5/2025, Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên và Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á (Nam A Bank) tổ chức Lễ thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé. Đây là sự kiện đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 71 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2025) - cột mốc chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Chìa khóa mở rộng và đa dạng thị trường xuất khẩu

Vừa qua, tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo trực tuyến “Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu”, thu hút đông đảo khách hàng doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, thương mại quốc tế tham gia.

Ngân hàng tung ưu đãi dịp lễ thống nhất

Mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nam A Bank triển khai hàng loạt ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng hoặc qua ứng dụng Ngân hàng số Open Banking.

Nam A Bank và MobiFone hợp tác nâng tầm công nghệ ngân hàng

Nam A Bank đang cho thấy những bước tiến mạnh mẽ trong chiến lược phát triển bền vững dựa trên 2 trụ cột chính là số hóa và xanh hóa. Tăng cường hợp tác sâu rộng với các đối tác công nghệ hàng đầu là một trong những hoạt động góp phần giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược này.

Nam A Bank huy động 10 triệu USD từ Global Climate Partnership Funds

Ngày 25/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HOSE: NAB) vừa được Quỹ Hợp tác Khí hậu Toàn cầu (Global Climate Partnership Funds – GCPF) giải ngân thành công 10 triệu USD. Qua đó, nâng tổng số dư huy động vốn nước ngoài của ngân hàng lên hơn 110 triệu USD nhằm chủ động nguồn vốn, mở rộng danh mục cho vay phát triển bền vững.

Video