Ngăn chặn hành vi 'thông đồng', trục lợi rút tiền mặt qua thẻ tín dụng

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản “nóng” trong đó yêu cầu xử lý cá nhân, tập thể cố tình có hành vi trục lợi bằng cách thông đồng sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt.

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), thẻ tín dụng chỉ được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ; rút tiền mặt tại POS được lắp đặt tại chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức thanh toán thẻ (TCTTT).

Theo đó, văn bản yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) và đơn vị tỉnh thành cần triển khai các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn (từ chối giao dịch, từ chối thanh toán thẻ, chấm dứt hợp đồng thanh toán).

Đồng thời, NHNN yêu cầu không cho phép lợi dụng thẻ tín dụng để sử dụng vào các mục đích không đúng quy định, như sử dụng hạn mức thẻ tín dụng để chuyển tiền, ghi có vào tài khoản thanh toán

Để kiểm soát, phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi sử dụng thẻ ngân hàng (đặc biệt là thẻ tín dụng) không đúng quy định pháp luật và kiểm soát các rủi ro, NHNN vừa có công văn yêu cầu các NHTM và đơn vị thành viên tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) thông đồng với chủ thẻ thực hiện giao dịch thanh toán khống (không phát sinh việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ) với mục đích rút tiền mặt.

Ngan chan hanh vi 'thong dong', truc loi rut tien mat qua the tin dung hinh anh 1
Theo NHNN đã có hiện tượng chủ thẻ cùng đơn vị thanh toán thẻ lợi dụng trục lợi rút tiền mặt qua thẻ tín dụng thời gian gần đây.

NHNN cũng lưu ý quy định cụ thể nội dung này phải có trong hợp đồng ký với ĐVCNT, rà soát nội dung hợp đồng để thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã ký kết cũng như có biện pháp xử lý trách nhiệm phù hợp (có hành vi vi phạm pháp luật) nhằm tuân thủ đúng các quy định pháp luật.

Cùng đó, cơ quan chức năng cũng yêu cầu các đơn vị phải rà soát, kiểm tra lại toàn bộ quy trình, quy định nội bộ, thủ tục, hồ sơ đăng ký phát hành và sử dụng thẻ ngân hàng, mở và sử dụng tài khoản thanh toán, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

Đối với thẻ tín dụng, phải có quy định rõ về phạm vi sử dụng thẻ tín dụng theo quy định. Điển hình như việc thẻ tín dụng chỉ được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ; rút tiền mặt tại POS được lắp đặt tại chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức thanh toán thẻ (TCTTT).

Đồng thời, triển khai các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn (từ chối giao dịch, từ chối thanh toán thẻ, chấm dứt hợp đồng thanh toán). NHNN yêu cầu không cho phép lợi dụng thẻ tín dụng để sử dụng vào các mục đích không đúng quy định.

Cụ thể, không cho phép hành vi sử dụng hạn mức thẻ tín dụng để chuyển tiền, ghi có vào tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ hoặc thẻ trả trước của khách hàng hoặc bên thứ ba (không phải ĐVCNT). Đồng thời không cho phép rút tiền mặt tại POS của ĐVCNT, thanh toán hàng hóa, dịch vụ không đúng quy định pháp luật.

Cùng đó, NHNN yêu cầu các ĐVCNT, chủ thẻ tuân thủ, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về hoạt động thẻ ngân hàng và các nội dung tại văn bản này.

TCTTT phải có trách nhiệm xây dựng tiêu chí lựa chọn ĐVCNT thực hiện đánh giá, phân loại các đối tượng có nhu cầu chấp nhận thanh toán thẻ phù hợp với đặc điểm, ngành nghề kinh doanh.

Đối với các thành viên thuộc Hiệp hội ngân hàng cần chia sẻ, cập nhật thông tin về những hành vi sử dụng thẻ ngân hàng không đúng quy định pháp luật. Trong trường hợp tổ chức phát hành thẻ (TCPHT) phát hiện các sai phạm thì phải làm việc trực tiếp với TCTTT cung cấp dịch vụ để xử lý theo quy định pháp luật và báo cáo về NHNN.

Theo Khánh Huyền (Tiền Phong)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video