Mỹ và OPEC "liên thủ" đấu với Nga?

Việc OPEC+ tăng sản lượng trong bối cảnh Liên minh Châu Âu (EU) vừa cắt giảm 2/3 lượng dầu nhập khẩu từ Nga, được cho là động thái có phần nghiêng về phía Mỹ và phương Tây.

OPEC+ đã nhất trí trong tháng 7 và 8/2022 sẽ tăng sản lượng dầu thêm 648.000 thùng/ngày, cao hơn mức tăng hàng tháng 432.000 thùng/ngày đang áp dụng.

OPEC+ đã nhất trí trong tháng 7 và 8/2022 sẽ tăng sản lượng dầu thêm 648.000 thùng/ngày

“Hất cẳng” Nga

Xưa nay, OPEC quá quen với áp lực từ Mỹ trong việc cắt giảm hay tăng sản lượng khai thác dầu mỏ. Điều này chủ yếu xuất phát từ những áp lực chính trị thông qua quan hệ Mỹ- Saudi Arabia, UAE và Qatar.

Bây giờ, Mỹ lại muốn OPEC bơm thêm dầu ra để giảm giá xăng đang đẩy lạm phát Mỹ vượt mọi thời đại (4,76 USD/gallon).

Đây là cơ hội tốt để các nước Trung Đông vượt qua quy định hạn ngạch mỗi ngày, tăng lợi nhuận; đồng thời khuếch trương ảnh hưởng của mình. Có nghĩa là OPEC sẽ “loại” Nga khỏi thỏa thuận hạn ngạch 2016.

“Hất cẳng” Nga khỏi thị trường dầu mỏ quốc tế là điều mà Mỹ và EU đã kêu gọi OPEC thực hiện kể từ khi chiến sự Nga- Ukraine đẩy giá dầu thế giới vượt qua 100 USD/thùng.

Hiện tại, OPEC có thể tăng thêm 648.000 thùng dầu mỗi ngày, nhưng EU và Mỹ cần nhiều hơn thế để đảm bảo an ninh năng lượng. Nếu theo phương Tây, OPEC sẽ “bội ước” cam kết mà Nga đóng vai trò chủ chốt, điều tiết 1/2 sản lượng dầu toàn cầu.

Nếu OPEC không có Nga, thì trong tương lai gần, Mỹ và EU sẽ kết hợp điều tiết toàn bộ thị trường dầu mỏ thông qua hệ thống “petrodollars” trong bối cảnh mối quan hệ với Saudi Arabia đang ấm dần lên.

Giá dầu sẽ giảm?

Về mặt kỹ thuật, sản lượng dầu tăng thêm từ OPEC chưa đủ bù đắp nhu cầu của Châu Âu, đồng thời cũng không đủ để “xoa dịu” cơn khát cháy bỏng trên thị trường dầu mỏ. Vì vậy, tình trạng lạm phát kèm suy thoái ở Châu Âu và Mỹ chưa thể kiểm soát trong ngắn hạn.

Thực tế sau khi OPEC công bố quyết định, giá dầu chỉ giảm nhẹ trong một vài phiên giao dịch, sau đó quay đầu tăng 2%. Bản chất vấn đề chỉ là chuyển nguồn cung dầu từ Nga sang OPEC mà thôi!

Động thái nói trên mang tính chính trị nhiều hơn kinh tế. Trong trường hợp OPEC dũng cảm phớt lờ vai trò của Nga thì cũng chỉ có Saudi Arabia và UAE đủ năng lực mở rộng khai thác dầu mỏ.

Không một nhà tư bản năng lượng nào dễ chịu khi giá dầu giảm; hơn thế nữa là tự tay mình gia tăng nguồn “cung” tiến sát đến “cầu”, làm suy giảm lợi nhuận.

Trong khi đó, một dòng dầu giá rẻ chảy từ Nga sang Ấn Độ với giá 95USD/thùng, dự báo đạt 3,36 triệu tấn trong tháng 6, tăng gấp gần 9 lần so với mức bình quân hàng tháng 382.500 tấn năm 2021. Trung Quốc cũng đang ra sức gom dầu nhiều nhất có thể, kể cả tư Nga.

Tuy nhiên, hai cường quốc châu Á không giúp giá dầu giảm xuống, thậm chí góp phần không nhỏ làm thiếu hụt dầu cục bộ, “đánh cắp” thị phần của những nước nhập dầu bị áp lực từ Mỹ, không dám tiếp cận nguồn cung “nhạy cảm” từ Nga.

Theo Trương Khắc Trà (Diễn đàn doanh nghiệp)

Bắc Ninh thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI trong quý 1/2025

Sáng 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp thỏa thuận đầu tư mở rộng dự án với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài khởi sắc

Không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ba tháng đầu năm 2025, hai tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam và thành phố Hải Phòng tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Tín hiệu khả quan từ thu hút FDI

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2025 đạt 4,33 tỷ USD; tăng 48,6% so với cùng kỳ năm trước.

Video